Trẻ mầm non nhất định phải chơi 10 trò chơi này trước khi vào lớp 1

Các hoạt động, trò chơi này giúp bé rèn luyện nhiều kỹ năng
quan trọng: vận động thô, vận động tinh, sáng tạo, kỷ luật… Chúng đều góp phần
để con bạn tới trường tự tin hơn.

Nghệ thuật và thủ công

Ngoài việc vẽ và tô màu thông thường, hãy lôi cuốn trẻ vào các
dự án thủ công, tận dụng vật liệu thừa.

  • Hãy tạo ra những chiếc túi hoặc khối hình nhỏ. Sau đó đề nghị con sơn hoặc vẽ lên đó (có thể dùng ngón tay thay vì cọ vẽ).
  • Chuẩn bị các túi, giày, đĩa cũ. Bên cạnh đó là một bát hình dán, hạt cườm, cúc áo… Để trẻ tự do sáng tạo với các vật liệu trên.

Những việc này giúp trẻ củng cố kỹ năng vận động tinh, tư
duy sáng tạo, ý thức tái sử dụng, tái chế vật liệu.

Ảnh: Happiness is Homemade

Giải đố

Những câu đố là lựa chọn tuyệt vời cho sự phát triển nhận thức,
phối hợp tay – mắt và rèn tính tập trung.

Sáng tạo nhãn mác

Hướng dẫn trẻ tạo ra các loại nhãn, mác mang đậm dấu ấn cá
nhân để dán/treo lên túi, quần áo, giày dép… Nhờ đó, trẻ sẽ tăng cường vốn từ vựng
và học cách tự chăm chút cho bản thân.

Tạo ra góc số/góc chữ

Bạn có thể chỉ cho trẻ cách cắt các chữ cái, từ, số từ vật
liệu cũ (báo, tạp chí, vở…). Trẻ có thể sử dụng mắc quần áo, sợi dây hay bất cứ
dụng cụ nào để tạo thành cây chữ số/dây chuyền chữ số. Trò chơi này củng cố kỹ
năng thị giác, vận động tinh và nhận biết chữ/số của trẻ.

Trẻ mầm non nhất định phải chơi 10 trò chơi này trước khi vào lớp 1 (Ảnh: MomentPath)
Ảnh: MomentPath

Kể chuyện

Bạn có thể sử dụng trò chơi này theo nhiều cách khác nhau. Ví
dụ:

  • Trẻ mô tả một sự kiện/một loài vật/một ngày của mình.
  • Trẻ kể một câu chuyện tưởng tượng.
  • Trẻ đọc một câu chuyện và kể lại, có thể thay đổi theo ý mình.
  • Bạn làm một tập ảnh minh hoạ một câu chuyện rồi tráo đi. Đề nghị trẻ sắp xếp theo trình tự câu chuyện và kể lại.
  • Trẻ bày tỏ cảm nhận về kết thúc của một câu chuyện.
  • Trẻ đặt tựa đề cho một câu chuyện.
  • Trẻ rút ra bài học sau một câu chuyện.
  • Tổ chức nhóm trẻ để kể chuyện, thảo luận, diễn lại câu chuyện dưới hình thức đóng vai, ca hát…

Thí nghiệm trong nhà bếp

Hãy sử dụng những nguyên liệu trong bếp để các bé thực hành
vừa chơi vừa học. Ví dụ: dùng bột mì để làm các số/chữ/ hình dạng. Trò chơi đong
vật liệu cũng sẽ rất thú vị với trẻ. Chỉ cần đảm bảo bạn luôn theo sát con, giữ
an toàn cho con.

Nhận nuôi thú cưng

Nếu có thể, hãy để trẻ nuôi thú cưng. Nếu thấy nuôi chó hơi
phiền, bạn hoàn toàn có thể đề nghị con chọn cá vàng chẳng hạn. Hướng dẫn trẻ các
nhiệm vụ chăm sóc thú cưng cụ thể và khuyến khích trẻ tìm hiểu về đặc điểm, tập
tính của loài bé đang nuôi.

Ảnh: Latina Moms

Nhảy múa và âm nhạc

Bạn có thể đăng ký lớp học chính thức cho con. Nếu không, tổ
chức các buổi khiêu vũ/ca hát vào dịp cuối tuần cũng là ý tưởng tuyệt vời.

Trò chơi board games, xếp hình

Những bộ đồ chơi như cá ngựa, Lego không chỉ đem lại niềm
vui cho riêng trẻ. Đó còn là cách thú vị để trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn
đề, tăng cường trí nhớ, độ tập trung và sáng tạo.

Nói trước đám đông

Bạn có thể mời một nhóm trẻ – bạn bè, hàng xóm của con –
tham gia dự án luyện kỹ năng phát biểu trước đám đông. Có thể cùng trẻ chuẩn bị
sẵn một kịch bản nho nhỏ, theo mô-tuýp chương trình truyền hình trẻ yêu thích.
Sau đó, trẻ sẽ dẫn chương trình và tham gia diễn xuất.

Theo Parentune

> Tham khảo các bài viết Chơi với con, chơi mà học