Quan hệ hỏi – đáp: Phương pháp đọc hiểu giúp trẻ tích cực hơn

Quan hệ hỏi – đáp là gì?

Question-Answer Relationships (QAR) là phương pháp đọc hiểu được phát triển để làm rõ cách thức trẻ:

  • tiếp xúc, cảm nhận, khám phá văn bản
  • trả lời câu hỏi tương ứng để hiểu hơn về những điều đọc được

Cụ thể, khi trẻ nắm được dạng câu hỏi nào đòi hỏi dạng câu trả lời nào (quan hệ hỏi – đáp), cơ hội tìm ra câu trả lời đúng sẽ tăng lên. Phương pháp này khích lệ trẻ năng động, chủ động và tinh thông trong quá trình đọc.

Quan hệ hỏi – đáp giúp trẻ xác định thông tin “In the Text – Trong văn bản” hay “In My Head – Trong đầu”. Sau đó, quan hệ hỏi – đáp thực thụ được chia nhỏ thành 4 dạng:

  • Right There – Ngay ở đây;
  • Think and Search – Tư duy và Tìm kiếm,
  • Author and Me – Tác giả và tôi,
  • On My Own – Riêng tôi.
(Ảnh: Comprehension Connection)
(Ảnh: Comprehension Connection)

Ví dụ: Đây là những câu hỏi ở từng cấp độ:

  • In the Text (Trong văn bản):
  1. Right There (Ngay ở đây): Nhân vật chính là ai?
  2. Think and Search (Tư duy và Tìm kiếm): Nhân vật trở về nhà bằng cách nào?
  • In My Head (Trong đầu tôi):
  1. Author and Me (Tác giả và tôi): Bạn có đưa ra lựa chọn tương tự nhân vật không?
  2. On My Own (Riêng tôi): Bạn có biết cảm giác ghen tỵ là như thế nào không?
(Ảnh: Google)
(Ảnh: Google)

Tại sao Quan hệ hỏi – đáp lại quan trọng?

1. Trẻ thường áp dụng cách tiếp cận đơn giản khi trả lời các câu hỏi về những gì vừa đọc. Hiểu được Quan hệ hỏi – đáp giúp trẻ:

  • học cách tư duy để tìm câu trả lời phù hợp cho nhiều dạng câu hỏi khác nhau,
  • xác định được vị trí có câu trả lời trong văn bản.

Như vậy, Quan hệ hỏi – đáp khuyến khích trẻ đọc hiệu quả hơn và là những người đọc có phương pháp.

2. Dạy trẻ Quan hệ hỏi – đáp giúp trẻ đặt những câu hỏi đúng, câu hỏi hay khi đọc và tìm ra câu trả lời chính xác, phù hợp.

3. Giáo viên/cha mẹ sử dụng phương pháp hỏi – đáp để:

  • hướng dẫn và giám sát việc học của trẻ,
  • dạy trẻ tư duy tốt hơn.
  • Bản thân giáo viên/cha mẹ có ý thức và nỗ lực hơn để cải thiện các dạng tư duy mà họ mong muốn con mình sở hữu.

4. Hiểu về cách thức hoạt động của Quan hệ hỏi – đáp là thành tố quan trọng để hiểu văn bản.

Theo nghiên cứu được Viện Quốc gia về Đọc và Viết Hoa Kỳ (NIFL) trích dẫn, dạy về Quan hệ hỏi – đáp là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện trình độ đọc hiểu (2001).

(Ảnh: SlidePlayer)
(Ảnh: SlidePlayer)

Làm thế nào để thực hành Quan hệ hỏi – đáp?

Các cấp độ và dạng câu hỏi đọc hiểu được mô tả dưới đây:

1. In the Text (Trong văn bản):

Các câu trả lời có ngay trong văn bản. Những dạng câu hỏi này đều mang nghĩa đen.

  • Right There (Ngay ở đây):

Câu trả lời là một câu trong văn bản. Câu hỏi và câu trả lời thường có chung từ ngữ. Các câu trả lời thường là dạng phản hồi bằng một từ đơn hoặc cụm từ ngắn. Cũng thường chỉ có 1 câu trả lời đúng duy nhất cho dạng câu hỏi Right There (Ngay ở đây).

Một số ví dụ về các cụm từ được sử dụng trong câu hỏi Right There (Ngay tại đây):

Who is….? (Ai là…?)
Where is…? (Ở đâu…?)
What is…? (Cái gì…?)
When is…? (Khi nào…?)
How many…? (Bao nhiêu…?)
When did…? (Khi nào… đã…?)

  • Think and Search (Tư duy và Tìm kiếm)

Câu trả lời được tìm thấy trong nhiều phần của văn bản. Câu trả lời và câu hỏi có từ ngữ khác nhau. Các câu trả lời thường là các câu ngắn.

Một số ví dụ về cụm từ được dùng cho câu hỏi Think and Search (Tư duy và Tìm kiếm):

For what reason…? (Vì lý do gì…?)
How did…? (Làm thế nào mà…?)
Why was…? (Tại sao…?)
What caused…? (Điều gì gây ra…?)

(Ảnh: SlidePlayer)
(Ảnh: SlidePlayer)

2. In My Head (Trong đầu tôi)

Trẻ phải sử dụng kiến thức nền của mình để trả lời những dạng câu hỏi này.

  • Author and Me (Tác giả và tôi):

Câu trả lời cho câu hỏi xuất phát từ cả hai đầu mối trong văn bản và trong kiến thức nền của trẻ. Trẻ phải tổng hợp từ văn bản để hiểu đầy đủ câu hỏi.

Một số ví dụ các cụm từ được dùng cho câu hỏi “Tác giả và tôi”:

Would you…? (Bạn sẽ…?)
Which character…? (Nhân vật nào…?)
Did you agree with…? (Bạn có đồng ý với…?)
What did you think of…? (Bạn nghĩ gì về…?)

  • On My Own (Riêng tôi)

Câu trả lời bắt nguồn hoàn toàn từ kiến thức nền của trẻ. Những câu hỏi dạng này đòi hỏi tư duy đánh giá và suy luận. Các câu trả lời không đòi hỏi thông tin từ văn bản nhưng thực sự đòi hỏi trẻ phải đưa ra một số dạng nhận xét về hoặc liên quan tới chủ đề văn bản.

Một số ví dụ về các cụm từ được dùng cho câu hỏi On My Own (Riêng tôi):

Do you know…? (Bạn có biết…?)
Have you ever…? (Bạn có từng…?)
Would you ever…? (Sẽ có lúc bạn…?)

(Ảnh: SlidePlayer)
(Ảnh: SlidePlayer)

3. Taffy Raphael, người phát triển phương pháp đọc hiểu Quan hệ hỏi – đáp, gợi ý những bước sau khi dạy trẻ phương pháp này (1982):

– Khi giới thiệu Quan hệ hỏi – đáp, hãy bắt đầu bằng những văn bản ngắn, mang tính tường thuật.

  • Đảm bảo trẻ đủ khả năng nhận diện và viết câu hỏi.
  • Giới thiệu 2 cấp độ câu hỏi “In the Text” (Trong văn bản) và “In My Head” (Trong đầu tôi).
  • Giải thích về các vị trí trẻ có thể tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi.
  • Tiếp theo, giới thiệu 2 dạng câu hỏi ở mỗi cấp độ.
  • Làm mẫu một ví dụ cho từng dạng câu hỏi, sử dụng phương pháp Think Aloud – nói to ra suy nghĩ của mình để trẻ có thể “mục sở thị” quá trình tư duy của bạn.

– Sau đó, đưa ra một trong 4 loại câu hỏi, kèm câu trả lời tương ứng.

Đề nghị trẻ:

  • phân loại mối quan hệ hỏi – đáp
  • lý giải quá trình tư duy của mình.

Phần này của quá trình có thể trở nên dễ hơn cho trẻ nếu làm việc theo nhóm từ đầu. Rồi mới chuyển sang làm việc độc lập sau khi đã tiếp thu kỹ hơn về phương pháp Quan hệ hỏi – đáp.

Nếu trẻ làm việc theo nhóm, đề nghị trẻ đọc một đoạn văn ngắn (50-75 từ) rồi giao 1 trong các dạng câu hỏi cho trẻ. Yêu cầu mỗi nhóm:

  • trả lời câu hỏi
  • phân loại Quan hệ hỏi – đáp
  • lý giải quá trình tư duy của mình.

Lưu ý: Bạn nhớ lập tức đưa ra phản hồi của mình cho mỗi nhóm.

– Sau khi trẻ được giới thiệu các khái niệm Quan hệ hỏi – đáp, giao cho trẻ nhiều đoạn văn 75-100 từ và 1 câu hỏi kèm câu trả lời cho mỗi đoạn.

Đề nghị trẻ, với tư cách cá nhân hay theo nhóm:

  • đọc từng đoạn văn
  • xác định mối quan hệ hỏi – đáp
  • lý giải quá trình tư duy của mình.
  • Hãy hỏi trẻ “Tại sao các câu hỏi đại diện cho một mối quan hệ hỏi – đáp này chứ không phải là mối quan hệ hỏi – đáp kia?”.

Lưu ý: Tiếp tục đưa ra phản hồi nhanh chóng cho trẻ.

– Khi trẻ thuần thục hơn với phương pháp Quan hệ hỏi – đáp, sử dụng nhiều văn bản mang tính mô tả, giải thích… hơn.

  • Giao cho trẻ 1 đoạn văn 150-600 từ được chia thành 4 phần.
  • Cho trẻ 1 trong các dạng câu hỏi cho mỗi phần.
  • Đề nghị trẻ trả lời từng câu hỏi > Xác định mối quan hệ hỏi – đáp > Làm rõ quá trình tư duy của mình.

– Sau khi trẻ nhuần nhuyễn phương pháp Quan hệ hỏi – đáp, giới thiệu đoạn văn dài hơn nữa.

  • Tạo nhóm cho trẻ.
  • Đề nghị trẻ viết ra một trong 4 dạng câu hỏi.
  • Sau đó, từng nhóm chia sẻ câu hỏi của mình.
  • Đề nghị nhóm khác trả lời câu hỏi > Phân loại mối quan hệ hỏi – đáp > Lý giải quá trình tư duy.
  • Cuối cùng, giao một đoạn văn và đề nghị trẻ tự mình viết ra 4 câu hỏi.
  • Hướng dẫn trẻ trao đổi câu hỏi với bạn > Trả lời từng câu hỏi > Phân loại mối quan hệ hỏi – đáp.
(Ảnh: TPS-Barat Primary Source Nexus)
(Ảnh: TPS-Barat Primary Source Nexus)

Làm thế nào để nâng cấp độ tư duy cho trẻ?

1. Áp dụng phương pháp Quan hệ hỏi – đáp cho các phần nội dung.

Đề nghị trẻ:

  • tập hợp các câu hỏi cụ thể từ các phần nội dung khác nhau,
  • tìm ra câu trả lời,
  • phân loại câu hỏi
  • hình ảnh hoá quan hệ hỏi – đáp.
  • Để trẻ phân tích và tìm kiếm các xu hướng trong những ví dụ mà trẻ đang tiếp cận. Hỏi trẻ: “Có chủ đề nào mà chỉ dùng duy nhất 1 hoặc 2 dạng quan hệ hỏi – đáp không?”.

2. Đề nghị trẻ phát triển một cách hướng dẫn Quan hệ hỏi – đáp cho một nhóm trẻ khác.

3. Giao cho các nhóm trẻ nhiều đoạn văn khác nhau.

  • Đề nghị mỗi nhóm viết lên các tấm thẻ 4 dạng câu hỏi, dựa trên phương pháp Quan hệ hỏi – đáp.
  • Ở mặt sau thẻ, yêu cầu trẻ trả lời câu hỏi > Phân loại mối quan hệ hỏi – đáp > Giải thích ngắn gọn quá trình tư duy của mình.
  • Sau đó, từng nhóm có thể trao đổi thẻ > Tìm câu trả lời cho câu hỏi > Kiểm tra mặt sau của thẻ để xem ý kiến của mình có đồng nhất với chia sẻ của bạn không.
  • Dựa trên đoạn văn được giao, đưa cho trẻ các câu trả lời rồi yêu cầu trẻ viết ra câu hỏi, phân loại mối quan hệ hỏi – đáp.

Có thể sử dụng phương pháp Quan hệ hỏi – đáp ở đâu?

1. Đọc/học tiếng Anh

Phương pháp Quan hệ hỏi – đáp có thể được dùng để thảo luận cách đặt câu hỏi. Thảo luận về việc trẻ có thể chủ động, tích cực đến đâu trong việc sử dụng cách đặt câu hỏi nhằm đảm bảo hiểu chính xác về nội dung văn bản khi đọc một mình. Nói với trẻ rằng người đọc chủ động, tích cực đặt câu hỏi trước khi đọc để kích hoạt kiến thức nền, trong khi đọc để đảm bảo hiểu đúng và sau khi đọc để suy ngẫm, xem xét, tóm tắt những gì vừa đọc. Nhấn mạnh các dạng câu hỏi mà bạn dùng.

2. Viết

Đề nghị trẻ sử dụng Quan hệ hỏi – đáp để thảo luận các câu hỏi về một đoạn viết. Trẻ có thể viết quan hệ hỏi – đáp của riêng mình về một bài luận của bạn khác, một bài viết trên báo chí…

3. Toán

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giải toán có lời dựa trên 4 dạng câu hỏi trong phương pháp Quan hệ hỏi – đáp. Thảo luận về quá trình tư duy mà trẻ đã trải qua. Hãy hỏi trẻ “Có một vài dạng câu hỏi dễ hơn để viết ra so với các dạng khác phải không? Có vài dạng câu hỏi không hiệu quả với một tình huống nhất định phải không? Tại sao lại vậy nhỉ?”. Đề nghị trẻ tạo một cuốn nhật ký toán, trong đó, trẻ xác định ví dụ của từng dạng câu hỏi.

4. Nghiên cứu xã hội

Đề nghị trẻ sử dụng phương pháp Quan hệ hỏi – đáp để đặt các câu hỏi nhận định về một bài kiểm tra theo chương. Ở cập độ nhóm, trẻ có thể sử dụng sách giáo khoa và các ghi chú nhằm phát triển “câu hỏi kiểm nghiệm”. Đồng thời làm rõ tại sao chúng có thể là câu hỏi hay.

5. Khoa học

Xem xét các câu hỏi trọng tâm khi bắt đầu hoặc kết thúc một chương trong sách giáo khoa. Đề nghị trẻ phân loại và sau đó trả lời câu hỏi. Yêu cầu trẻ kiểm tra xem trẻ đã phân loại câu hỏi như thế nào. Và đưa ra những thay đổi nếu cần, dựa trên câu trả lời của trẻ.

Ví dụ cụ thể thực hành phương pháp Quan hệ hỏi – đáp

  • Cuốn sách: Frog and Toad Together
  • Tác giả: Arnold Lobel
  • Đối tượng: Trẻ bản ngữ từ mẫu giáo tới hết lớp 3https://youtu.be/AjPIe__1zOY

1. Trước hết, giới thiệu thông tin cơ bản về phương pháp Quan hệ hỏi – đáp (như trên).

2. Giải thích cho trẻ rằng, bạn sẽ đọc 3 chương đầu tiên của cuốn sách cho trẻ nghe.

Đề nghị trẻ giúp bạn:

  • lập danh sách các câu hỏi “In the text” (Trong văn bản) và “In my head” (Trong đầu tôi),
  • trả lời câu hỏi
  • và xem những dạng câu hỏi này giúp trẻ hiểu câu chuyện như thế nào.

    (Ảnh: Brittany's ESOL Strategies Teaching Blog)
    (Ảnh: Brittany’s ESOL Strategies Teaching Blog)

3. Đọc chương đầu tiên “A list” cho trẻ nghe.

Viết các câu hỏi dưới đây vào bên dưới cột “Right There” (Ngay ở đây). Đọc to câu hỏi, tìm kiếm trong chương đầu, cho trẻ thấy bạn tìm ra câu trả lời ở đâu và chia sẻ câu trả lời cho trẻ (áp dụng phương pháp Think Aloud – nói to ra suy nghĩ của mình).

  • Right There (Ở ngay đây)

– What is the first thing Toad writes on his list? “When I turn to page 4, I see that the first thing Toad writes on his list is ‘Wake up.'”

(Điều đầu tiên Toad viết trong danh sách là gì? “Khi mẹ lật sang trang 4, mẹ thấy điều đầu tiên Toad viết trong danh sách là “Thức giấc””).

– Who is the friend Toad goes to see? “When I turn to page 9, I see that Toad goes to see Frog.”

(Toad muốn đi thăm bạn nào? “Khi mẹ mở trang 9, mẹ thấy Toad sẽ tới thăm Frog”).

Tiếp theo, viết những câu hỏi này bên dưới cột “Think and Search” (Tư duy và Tìm kiếm). Đọc to câu hỏi và sau đó là câu trả lời.

  • Think and Search (Tư duy và Tìm kiếm)

– What caused Toad to forget what was on his list? “I read that Toad’s list blew away and Frog did not catch it, so that is why Toad couldn’t remember what was on his list.”

(Chuyện gì khiến Toad quên những điều trong danh sách? “Mẹ đọc được rằng danh sách của Toad bị gió tổi bay và Frod không kịp giữ lại. Do đó, Toad không thể nhớ được những gì viết trong danh sách”).

– How did Toad finally remember what was the last thing on his list was? “Frog reminded Toad that it was getting dark and they should be going to sleep – the last thing on Toad’s list.”

(Làm thế nào cuối cùng Toad lại nhớ ra những điều trong danh sách? “Frog nhắc Toad rằng, trời đang tối dần và họ nên đi ngủ – điều cuối cùng trong danh sách của Toad”).

Sau đó, viết những câu hỏi này dưới cột “Author and Me” (Tác giả và tôi). Đọc to câu hỏi, câu trả lời.

  • Author and Me (Tác giả và tôi)

– What do you think of Toad’s list? “I think that writing a list of things to do is a good idea. But, Toad could have left off some things, like waking up or getting dressed, because he doesn’t need to be reminded to do that.”

(Bạn nghĩ gì về danh sách của Toad? “Tôi nghĩ việc viết ra danh sách những việc cần làm là một ý tưởng hay. Nhưng toad có thể bỏ qua vài thứ, như thức dậy hoặc mặc quần áo bởi vì cậu ấy chẳng cần phải nhắc nhở mới làm được những việc đó”).

– Did you agree with the reason Toad gives for not chasing after his list? “No. I think that he should have chased after his list, even if it that wasn’t one of the things on his list. He couldn’t have written that on his list anyway because he didn’t know the list would blow away.”

(Bạn có đồng ý với lý do Toad đưa ra cho việc không chạy đuổi theo danh sách của mình? “Không. Tôi nghĩ, cậu ấy lẽ ra nên đuổi theo để bắt lại danh sách đó chứ, ngay cả khi đó không phải là việc có mặt trong danh sách. Cậu ấy đã không thể viết nó ra trong danh sách vì cậu ấy đâu biết danh sách sẽ bị gió thổi bay”).

Tiếp theo, viết những câu hỏi này dưới cột “On My Own” (Riêng tôi). Đọc to các câu hỏi và câu trả lời.

  • “On My Own” (Riêng tôi)

– Have you or somebody in your family even written a list of things to do? “Yes. I have written a list of things that I have to do on a weekend day because that is not like a school day. On weekends, I do lots of different things, so I have to write a list to remind myself of all the things I have to do.”

(Bạn hoặc ai đó trong gia đình đã từng viết danh sách việc cần làm chưa? “Rồi chứ. Tôi từng viết danh sách những việc cần làm vào ngày nghỉ cuối tuần bởi vì nó không giống với ngày đi học. Vào cuối tuần, tôi làm nhiều việc khác nhau. Do đó, tôi phải viết ra danh sách để nhắc nhở bản thân về mọi thứ cần làm”).

– What would you do if you lost your to-do list and couldn’t find it? “I would look for it for a while and if I couldn’t find it, I’d write a new list of things to do.”

(Bạn sẽ làm gì nếu bị mất danh sách những việc cần làm và không thể tìm lại? “Tôi sẽ tìm nó một lúc và nếu không tìm ra, tôi sẽ viết một danh sách mới”).

4. Đọc to cho trẻ nghe chương thứ hai “The Garden”.

– Tạo ra biểu đồ Quan hệ hỏi – đáp mới cho chương này.

– Đưa cho trẻ danh sách câu hỏi bên dưới và đề nghị trẻ đặt câu hỏi vào đúng cột rồi tìm ra câu trả lời.

– Đề nghị trẻ giải thích vì sao lại chọn đặt câu hỏi nào vào cột nào.

  • Which character, Frog or Toad, knows more about growing seeds? (Author and Me) (Nhân vật nào, Frog hay Toad biết nhiều hơn về việc gieo hạt – Dạng câu hỏi “Tác giả và tôi”)
  • What did Toad say to his seeds to get them to grow? (Right There) (Toad nói gì với hạt giống để chúng nảy mầm? – “Ngay ở đây”)
  • Have you ever planted seeds before? (On My Own) (Bạn đã bao giờ gieo hạt trước đây chưa? – “Tự mình”)
  • How does Toad try to help his seeds grow? (Think and Search) (Toad cố gắng ra sao để giúp hạt nảy mầm? – Tư duy và Tìm kiếm)
  • Would you have done what Toad did to try and get his seeds to grow? (Author and Me) (Sẽ có lúc bạn làm những việc mà Toad đã làm để cố gắng giúp hạt giống nảy mầm chứ? – “Tác giả và tôi”)
  • What advice does Frog give Toad about growing seeds? (Think and Search) (Frog khuyên Toad điều gì về việc gieo hạt? – Tư duy và Tìm kiếm)
  • Do you know what makes seeds grow best? (On My Own) (Bạn có biết điều gì giúp hạt giống nảy mầm tốt nhất không? – “Tự mình”)
  • What kind of seeds does Frog give Toad? (Right There) (Loại hạt giống nào Frog đã đưa cho Toad? – “Ngay ở đây”.

Theo Teacher Vision

> XEM THÊM CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỌC HIỂU KHÁC

> Tìm hiểu tổng quan về kỹ năng đọc và các kỹ năng đọc hiểu