Lý do trẻ gặp khó khăn với kỹ năng đọc và cách xử lý

Không phải với mọi đứa trẻ, kỹ năng đọc sách đều đến một cách dễ dàng. Bạn sẽ cần quan tâm tới những khó khăn mà bé gặp phải, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách giải quyết.

Học đọc là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trẻ cần thành thạo trong những năm đầu tiên đến trường. Một số trẻ có thể gặp khó để nắm bắt những yếu tố cơ bản của việc đọc. Một số trẻ khác biết cơ bản nhưng lại chưa xây dựng được mức độ trôi chảy hay khả năng đọc hiểu. Bất cứ lý do là gì, chúng có thể gây trở ngại cho việc học tập và cơ hội phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, cha mẹ cần hiểu rằng, gặp khó khăn với việc đọc sách không phải dấu hiệu của trí tuệ thấp. Đôi khi, đó là kết quả của việc thiếu tự tin hay vấn đề liên quan tới giáo dục đặc biệt. Nhưng vấn đề nào cũng vậy, luôn có cách giải quyết.

Lý do trẻ gặp khó khăn với kỹ năng đọc và cách xử lý (Ảnh: See-N-Read)
Ảnh: See-N-Read

Con bạn có vấn đề về nghe hoặc nhìn

Thị lực kém khiến trẻ khó nhìn thấy chữ trên trang sách.
Trong khi đó, trẻ không có thính lực tốt – thậm chí, bị một tình trạng không quá
nghiêm trọng như “tai keo” – viêm tai giữa có kèm tràn dịch – sẽ khó lòng phân
biệt các âm để tạo nên từ.

Như vậy, bước đầu tiên bạn nên làm là loại trừ các nguyên nhân
thể chất – liên quan tới thính giác, thị giác của bé.

Gợi ý giải quyết:

Hãy quan sát con thật kỹ khi con đọc để xem liệu bạn có nhận
ra sự lặp lại trong hành vi nào đó của con không. Hãy trò chuyện với giáo viên
để xem con có gặp vấn đề tương tự trên lớp. Ví dụ: không nhìn rõ chữ trên bảng
hay tỏ vẻ lơ đãng khi nghe cô giảng.

Hãy đưa bé đi khám để xác định chính xác vấn đề nằm ở đâu và
đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Trẻ không thực sự hiểu phần ngữ âm

Ngữ âm là hệ thống trẻ sử dụng để học đọc. Nó liên quan đến
việc phân tách từ thành các âm (ví dụ, c-a-t trong tiếng Anh). Sau đó, kết hợp
các âm đó với nhau để phát âm một từ trọn vẹn.

Một số trẻ dễ dàng nắm bắt được quy tắc phát âm. Nhưng số khác
lại chật vật mới hiểu được.

Gợi ý giải quyết:

Quan trọng là đảm bảo rằng, bất cứ hoạt động, kỹ năng đọc nào bạn dạy con ở nhà đều tuân thủ quy tắc chung như khi trẻ học trên lớp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cũng cần hiểu về ngữ âm.

Ví dụ, trong tiếng Anh, nhiều người trưởng thành vẫn phát âm
chữ cái “M” là “muh”. Nhưng trẻ lại học là “mmm”.

Nếu bạn không chắc về cách trẻ được dạy trên lớp, hãy nói chuyện
với giáo viên của con để xin lời khuyên.

Khi con thực hành kỹ năng đọc ở nhà và gặp một từ mới, động viên trẻ phát âm từ đó ra thay vì nói nghĩa của từ cho con. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dấu hiệu trực quan, như các bức tranh trong sách để khích lệ trẻ đoán nghĩa của từ.

Ảnh: Bilingual Kidspot

Trẻ mắc chứng khó đọc – dyslexia

Thông thường, nguyên nhân là một khó khăn đi kèm với nhận thức
về mặt ngữ âm. Cụ thể hơn: trẻ không thể phân tách từ thành các âm. Trẻ cũng có
thể gặp khó với trí nhớ ngắn hạn do không thể lưu giữ âm trong trí nhớ của mình
đủ lâu để kết hợp chúng lại. Tốc độ xử lý âm – từ của trẻ cũng không được
nhanh. Điều này có nghĩa là trẻ phải phụ thuộc vào các phương pháp khác, ví dụ,
học từ một cách tổng thể, vốn khó khăn hơn nhiều.

Gợi ý giải quyết:

Với trường hợp con bạn có thể mắc chứng khó đọc thì việc
tham khảo ý kiến giáo viên là rất cần thiết. Bởi các thầy cô có thể đưa ra những
bằng chứng xác nhận lo ngại của bạn. Sau đó, bạn sẽ cần đưa con tới khám bác sĩ
hoặc chuyên gia giáo dục để có biện pháp hỗ trợ con kịp thời.

Trẻ không luyện tập kỹ năng đọc đủ ở nhà

Cuộc sống quá bận rộn có thể khiến bạn không theo sát được
việc đọc của con tại nhà. Nhưng tăng số lượng học sinh mỗi lớp cộng với áp lực
hoàn tất chương trình học khiến trẻ không có nhiều cơ hội đọc trên lớp.

Gợi ý giải quyết:

Vấn đề này không khó xử lý. Hãy sắp xếp sao cho trẻ có một khoảng thời gian đọc sách ở nhà, dù chỉ là 10 phút/ngày.

Ngoài ra, không nhất thiết phải đọc sách trước khi đi ngủ. Bạn có thể đọc cùng con vào bữa sáng hay trong lúc đợi đón bé thứ hai đang trong lớp học môn thể thao nào đó. Bạn thậm chí có thể đề nghị con đọc sách cho thú cưng nghe.

Ảnh: Scholar’s Choice

Sách quá khó hoặc quá dễ so với trình độ đọc của con

Chúng ta đều muốn con thông thạo và tiến bộ với kỹ năng đọc. Nhưng để trẻ đọc những cuốn sách quá khó có thể khiến việc đọc trở nên đáng sợ. Trẻ có thể dễ dàng cảm thấy mất tự tin. Tương tự, đọc sách quá dễ có thể làm trẻ nhanh chán, mất đi cảm hứng đọc.

Gợi ý giải quyết:

Hãy cẩn thận khi chọn sách cho trẻ. Ngoài việc đảm bảo đó là
cuốn sách có chủ đề/nhân vật trẻ yêu thích, hãy chú ý tới cấp độ đọc. Một cuốn
sách phù hợp có thể hơi phức tạp một chút. Nhưng trẻ hoàn toàn có thể vận dụng
các kỹ năng đọc để dự đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh.

Trường hợp con bạn hứng thú với những cuốn sách quá khó so với trình độ đọc của con (Harry Potter cho trẻ 5 tuổi chẳng hạn), hãy biến nó thành trải nghiệm chung. Bạn có thể đọc to cho con hoặc ngồi bên con và trợ giúp khi cần.

Với tiếng Anh, bạn có thể tham khảo bài viết về các trình độ đọc.

Trẻ có thể đọc các từ nhưng không hiểu nghĩa

Đọc không chỉ là liên quan đến việc giải mã các từ, mà còn
liên quan đến khả năng hiểu.

Trẻ có thể gặp khó khăn khi đọc sách nếu vốn từ vựng hạn chế. Việc này thường biểu hiện qua tình trẻ có quãng chú ý ngắn và đọc bị vấp.

Gợi ý giải quyết:

Thông điệp vô cùng đơn giản: hãy trò chuyện, chơi đùađọc sách với con. Đây là những việc bạn có thể làm để giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu.

Đừng đơn giản hoá những gì bạn nói với con. Hãy nói đủ câu,
sử dụng từ ngữ phong phú và giải thích nghĩa những từ trẻ không hiểu.

Ngoài ra, càng dành nhiều thời gian đọc sách cho con càng tốt. Và bạn cũng nên tích cực chia sẻ với con về những gì đang đọc/đã đọc. Đề nghị con dự đoán chuyện gì sắp xảy ra, đặt câu hỏi về cốt truyện, nhân vật, khích lệ con bày tỏ ý kiến cá nhân…

Ảnh: Northeast Ohio Parent

Trẻ bị rối loạn giảm chú ý như ADHD

Không phải mọi đứa trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý đều gặp khó khăn khi đọc. Nhưng một số thì có.

Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ, quá trình tự giám sát những gì vừa
đọc của trẻ có thể khá nghèo nàn. Vì vậy, dù có thể đọc các từ, trẻ không theo
dõi được nội dung mình vừa đọc và vì thế, khả năng hiểu suy giảm.

Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể dễ dàng bị xao nhãng. Và đây cũng là nguyên nhân gây khó cho không chỉ kỹ năng đọc của trẻ.

Gợi ý giải quyết:

Điều vô cùng quan trọng là giúp trẻ hứng thú với những gì mình
đọc. Từ đó, trẻ sẽ tập trung hơn. Cha mẹ hãy chọn những cuốn sách có chủ đề mà
trẻ thích, nói về chuyện xảy ra trong sách và giúp trẻ diễn giải nội dung sách.

Môi trường đọc cũng quan trọng không kém. Sẽ là thử thách nếu đòi hỏi trẻ tập trung khi đọc sách trong phòng có trẻ khác chơi đùa. Vì vậy, một không gian yên tĩnh vừa đủ sẽ tạo thoải mái cho trẻ tập trung đọc hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho con dùng tai nghe để chặn tiếng ồn từ ngoài vào.

Theo The School Run

> Các bài viết dạy trẻ kỹ năng đọc

> Các bài viết về đọc sách, chọn sách cho con