Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ như thế nào?

Để giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng phong phú, tăng cường khả năng giao tiếp và học hỏi, bạn cần khích lệ trí tò mò của trẻ. Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn trẻ áp dụng các phương pháp để đoán, hiểu nghĩa của từ chưa biết.

Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ là gì?

Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của giáo viên và cha mẹ là giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng giàu có.

Từ vựng thuộc về 4 mục sau:

  • Nghe: Từ vựng là những từ mà chúng ta hiểu nghĩa khi nghe thấy chúng.
  • Nói: Từ vựng là những từ mà chúng ta sử dụng khi nói.
  • Đọc: Từ vựng là những từ mà chúng ta hiểu nghĩa khi đọc.
  • Viết: Từ vựng là những từ mà chúng ta sử dụng khi viết.

Có 2 việc phụ huynh cần làm để giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng:

  • Khơi dậy sự tò mò của trẻ về ý nghĩa và cách dùng của những từ trẻ chưa biết
  • Hướng dẫn, khích lệ trẻ áp dụng các phương pháp để dự đoán và hiểu ý nghĩa của những từ trẻ chưa biết.

    Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ (Ảnh: The Learning Spy)
    (Ảnh: The Learning Spy)

Tại sao Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ lại quan trọng?

Vốn từ vựng của một người ở mức độ nào sẽ góp phần quan trọng vào thành công về mặt học thuật và sự nghiệp sau này.

Sự phát triển từ vựng có ý nghĩa thiết yếu để trở thành người đọc giỏi. Nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng từ khó trong một văn bản là yếu tố dự đoán quan trọng nhất về độ khó của văn bản. Trong khi đó, sự phong phú của vốn từ vựng là yếu tố dự đoán tốt nhất về khả năng hiểu văn bản (theo Anderson và Freebody, năm 1981).

Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa phát triển vốn từ vựng của trẻ trong gia đình thu nhập cao và thấp.

Khác biệt này thể hiện rõ trong 3 năm đầu đời của trẻ – phần lớn do mức độ tương tác bằng lời giữa trẻ với cha mẹ. Cụ thể chênh lệch giữa phụ huynh có học thức và phụ huynh phải vất vả kiếm sống là 300 từ được nói ra mỗi giờ. Kết quả, trước khi lên 3, trẻ trong các gia đình “học thức” thực sự sở hữu vốn từ vựng lớn hơn trẻ trong gia đình thu nhập thấp (Hart và Risley, 1995).

Thêm một điểm đáng lưu ý nữa: theo nghiên cứu, trẻ tới trường với sự thiếu hụt từ vựng có xu hướng thể hiện kém trong quá trình học.

Ảnh: Vizz.Co
Ảnh: Vizz.Co

Làm thế nào để Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ?

Có 2 loại phương pháp để xây dựng vốn từ vựng cho trẻ:

  • Phương pháp từ vựng trực tiếp
  • Phương pháp học từ mới gián tiếp

Nhìn chung, trẻ trong độ tuổi đi học sẽ học khoảng 3.000 từ mới/năm. Nhưng chỉ 10% trong số này xuất phát từ những bài giảng về từ vựng trực tiếp. Phần còn lại bắt nguồn từ trải nghiệm hàng ngày của trẻ, thông qua:

  • Giao tiếp bằng lời
  • Nghe người khác đọc to
  • Tự đọc nhiều dạng văn bản khác nhau

Sau đây, CTH Edu sẽ giới thiệu chi tiết về các cách hướng dẫn trẻ học từ vựng. Hãy thêm những từ khó, từ đẹp vào ngôn ngữ nói trong khi học cùng trẻ. Bạn cũng nên khuyến khích trẻ sử dụng những từ đó trong khi nói và viết.

I. Hướng dẫn từ vựng gián tiếp cho trẻ

1. Đọc, đọc và đọc

Một cách hiệu quả nhất để giúp xây dựng vốn từ cho trẻ là thông qua tăng số lượng sách mà trẻ đọc.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ đọc chỉ 10 phút mỗi ngày ngoài giờ lên lớp thể hiện mức độ tăng từ vựng cao hơn so với trẻ gần như không đọc gì. (Nagy và Anderson, 1984).

Ảnh: Pinterest
Ảnh: Pinterest
Trẻ có thể phát triển vốn từ vựng nhanh hơn khi đọc những cuốn sách:
  • vừa đủ độ dễ để trẻ có thể đọc trôi chảy
  • nhưng đồng thời chứa các từ không quen để trẻ thực hành đoán nghĩa, tìm hiểu nghĩa của từ

Quan trọng nhất, trẻ cần đọc thật nhiều để thường xuyên tiếp xúc với từ ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau. Nhờ đó, trẻ sẽ có hiểu biết thực sự về từ.

Như vậy, cách đơn giản nhất là tìm cách tăng lượng sách đọc của trẻ. Chắc chắn, vốn từ vựng của trẻ sẽ trở nên phong phú hơn.

2. Trò chuyện, thảo luận

Trò chuyện cũng có vai trò quan trọng không kém so với việc đọc. Trẻ thường xuyên nói chuyện với cha mẹ về các chủ đề khác nhau sẽ tới trường với vốn từ vựng lớn hơn rất nhiều so với trẻ không có cơ hội này. Hãy ghi nhớ điểm này: những đứa trẻ giao tiếp nhiều với cha mẹ không có vốn từ vựng lớn hơn bởi chúng thông minh hơn trẻ khác. Mà chúng thông minh hơn chính bởi nhờ có vốn từ vựng lớn hơn.

Ảnh: Successful Parenting
Ảnh: Successful Parenting
Cha mẹ nên:
  • Khích lệ trẻ tham gia các cuộc thảo luận, trò chuyện về nhiều chủ đề khác nhau.
  • Hướng trẻ chú ý tới ý nghĩa của những từ ngữ thú vị trong tương tác hàng ngày của trẻ với văn bản (cả dạng đọc và dạng viết).
  • Khơi gợi trí tò mò của trẻ về từ ngữ và ý nghĩa của chúng trong các văn cảnh khác nhau. Đừng ngại sử dụng những từ khó, từ mang tính học thuật cao…

II. Hướng dẫn từ vựng trực tiếp cho trẻ: Học từ mới

Trẻ có thể học từ mới bằng cách:

  • tìm kiếm ý nghĩa của từ trong các văn cảnh có nghĩa;
  • sử dụng từ điển;
  • sử dụng việc phân tích cấu trúc để tìm nghĩa của từ chưa biết

1. Từ vựng trong ngữ cảnh

Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy, dạy về định nghĩa từ theo từ điển, tách rời ngữ cảnh cụ thể, không giúp củng cố khả năng hiểu và cảm nhận văn bản chứa những từ đó (Stahl và Fairbanks, 1986). Trẻ cần tiếp xúc nhiều lần với từ, trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, trước khi từ đó trở thành một phần trong vốn từ vựng của trẻ.

Ví dụ:

Theo phát hiện của McKeown, Beck, Omanson và Pople (1985), trẻ không thực sự biết và hiểu các từ mà chúng chỉ tiếp xúc khoảng 4 lần. Nhưng nếu được tiếp xúc 12 lần, trẻ chắc chắn hiểu nghĩa của từ.

Ảnh: Pinterest
Ảnh: Pinterest

2. Sử dụng từ điển

Trẻ nên được dạy cách sử dụng từ điển để tìm nghĩa của những từ chưa biết. Từ điển bỏ túi là loại có giá phù hợp, lại giúp cung cấp nhiều thông tin.

Các kỹ năng liên quan tới từ điển bao gồm:
  • sử dụng từ chỉ dẫn
  • hiểu về từ loại
  • giải mã cách phát âm.

Từ điển cũng hữu ích trong việc giới thiệu các nghĩa khác nhau của từ. Trẻ có thể thực hành tìm hiểu các nghĩa đó thông qua các đoạn văn khác nhau.

Ảnh: YouTube
Ảnh: YouTube

3. Bức tường ngôn từ

  • Viết những từ được dùng thường xuyên hoặc dễ dàng nhầm lẫn lên một chiếc bảng.
  • Lựa chọn cẩn thận những từ đó.
  • Đảm bảo rằng, đó thực sự là những từ mà trẻ cần biết.
  • Dần dần bổ sung thêm từ mới, mỗi tuần vài từ.
  • Tạo điều kiện cho trẻ nói và viết với các từ đó.

    Ảnh: Children's Literacy Initiative
    Ảnh: Children’s Literacy Initiative

4. Ghi nhật ký từ vựng

  • Khích lệ trẻ xây dựng vốn từ vựng hàng ngày và ghi chép vào sổ nhật ký từ vựng.
  • Trẻ có thể viết 10 từ vào sổ nhật ký mỗi tuần. Các từ đó trẻ có thể hoặc nghe thấy ở lớp, học đọc trong sách hoặc sách giáo khoa.
  • Đề nghị trẻ sử dụng dấu hiệu từ ngữ cảnh hoặc phân tích cấu trúc để cố gắng hiểu nghĩa của từ.
  • Sau đó, để trẻ sử dụng từ điển để tra cứu định nghĩa chính xác của từ.

5. Sử dụng dấu hiệu từ ngữ cảnh

Phần lớn trẻ sẽ sử dụng dấu hiệu từ ngữ cảnh một cách tự nhiên, để cố gắng tìm nghĩa của từ.

Ví dụ: Unlike Virginia, who never talked much at all, Stella was a garrulous sort, with more to say than most of us wanted to hear.

Người đọc chưa biết từ “garrulous” có thể đưa ra dự đoán về nghĩa của nó, dựa trên sự đối lập giữa Stella – một người “garrulous” và Virginia – một người “không bao giờ nói nhiều” (who never talked much at all).

Để dạy trẻ sử dụng dấu hiệu từ ngữ cảnh, bạn hãy:
  • Giao cho trẻ những văn bản có chứa một số từ trẻ chưa biết.
  • Đề nghị trẻ khoanh tròn từ mình chưa biết, sau đó, dự đoán nghĩa của từ và làm thế nào để đưa ra được dự đoán đó.
Nếu có nhóm trẻ, hãy đề nghị trẻ:
  • Luân phiên giải thích về dự đoán của mình
  • Lập danh sách trên bảng về các phương pháp mà trẻ sử dụng để đoán nghĩa của từ.
Các dấu hiệu từ ngữ cảnh thường gặp bao gồm:
  • Lời tái khẳng định: that, is, or, in…
  • So sánh: like, similar, to, as hay sử dụng từ đồng nghĩa
  • Đối lập: but, not, although hay sử dụng từ trái nghĩa

    Ảnh: Classroom in the Middle
    Ảnh: Classroom in the Middle

6. Phân tích cấu trúc

Phân tích cấu trúc liên quan tới việc xem xét cấu trúc của từ hay các thành phần của từ mà trẻ biết. Cụ thể là: từ gốc (base word), tiền tố (prefix), hậu tố (suffix) hoặc gốc từ (word root). Từ đó, trẻ xác định nghĩa của từ chưa biết. Khi đã hiểu được cách thức từ được tạo thành từ nhiều âm tiết và hiểu được ý nghĩa của những tiền tố, hậu tố phổ biến, trẻ có thể giải mã nghĩa của từ chưa biết.

Từ gốc (base words):
  • Là những từ bản thân chúng đã có nghĩa trọn vẹn.
  • Từ có thể phân chia được thì được tạo thành bởi 2 hoặc nhiều hơn 2 tiền tố, hậu tố, gốc từ.
Tiền tố (prefix):
  • Là chữ cái hoặc nhóm chữ cái được thêm vào phần trước của từ.
  • Chúng chỉ có nghĩa khi gắn với gốc từ và làm thay đổi nghĩa của gốc từ.
  • Tiền tố thường gặp nhất là un- (không); re- (lặp lại), dis- (đối lập, mất, bỏ) và in- (không).
Hậu tố (suffix):
  • Là chữ cái hoặc nhóm chữ cái được thêm vào cuối từ, giúp thay đổi từ loại hoặc thì của từ đó.
  • Nhiều hậu tố thực sự có nghĩa. Nhưng học hậu tố khó hơn so với học tiền tố.
Gốc từ (root words):
  • Chủ yếu gốc từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp và Latinh.
  • Đó là những từ mang nghĩa chính của từ nhưng thường không thể đứng một mình.

    Ảnh: SlidePlayer
    Ảnh: SlidePlayer

Khi hướng dẫn trẻ về phân tích cấu trúc, bạn hãy:

  • viết một từ thông dụng và tương đối dễ như “redo” hoặc “rewrite” lê bảng.
  • hỏi trẻ xem chúng tìm nghĩa của từ bằng cách nào nếu không sử dụng từ điển hoặc đọc từ đó trong ngữ cảnh.
  • đề nghị trẻ nhớ lại những từ khác nhau mà trẻ biết bắt đầu bằng tiền tố “re-”. Sau đó, yêu cầu trẻ đoán nghĩa của tiền tố này.
  • hướng dẫn trẻ tiền tố “re-” nghĩa là “lại, lần nữa”; từ gốc “do” và “write” nghĩa là “làm” và “viết. Khi đó, trẻ có thể biết rằng, “rewrite” nghĩa là “viết lại” và “redo” nghĩa là “làm lại”.

Hướng dẫn cách làm mẫu tìm nghĩa một từ chưa biết:

  • Trước hết, hãy vẽ một mạng lưới từ (word web)
Mạng lưới từ - Word web (Ảnh: Pinterest)
(Ảnh: Pinterest)
  • Đặt gốc từ Latinh “bene-“ vào giữa vòng tròn.
  • Đề nghị trẻ nghĩ ra 3 từ có “-ben-” hoặc “-bene-” trong đó. Ví dụ: trẻ có thể đưa ra 3 từ: beneficial, benefit, benign.
  • Đề nghị trẻ sử dụng kiến thức về ngữ nghĩa của 3 từ trên để đoán nghĩa từ “beneficial” – từ khó hơn so với 2 từ còn lại.
  • Dạy trẻ biết rằng “bene-” nghĩa là “tốt”. Như vậy “beneficial” nghĩa là “làm hoặc sản xuất tốt”.
  • Giải thích cho trẻ rằng trẻ làm bài thi và bắt gặp từ này, ít nhất, trẻ có thể vận dụng kiến thức về gốc từ “bene-” và các từ đã biết có chứa “bene-” để hiểu nghĩa của “beneficial”.
  • Đề nghị trẻ thực hành tương tự với các gốc từ “uni-” (một) và “ver-” (quay, chuyển) bằng các từ phù hợp với trình độ của trẻ.
    Ảnh: Excelsior College OWL
    Ảnh: Excelsior College OWL
    Ảnh: BeConWiz
    Ảnh: BeConWiz
    Ảnh: IRIS Center - Vanderbilt University
    Ảnh: IRIS Center – Vanderbilt University
    Ảnh: Boise State University
    Ảnh: Boise State University

    Một số mẫu Word web (Ảnh: SlideShare)
    Một số mẫu Word web (Ảnh: SlideShare)

Hướng dẫn cách giúp trẻ nhỏ hiểu nghĩa từ chưa biết

  • Đề nghị trẻ giải mã các từ ghép. Ví dụ, bạn có thể viết lên bảng từ “birdhouse”.
  • Đề nghị trẻ nói nghĩa của “bird” và “house”.
  • Hướng dẫn trẻ đoán nghĩa của từ ghép “birdhouse” bằng cách kết hợp nghĩa của 2 từ đơn lại.
  • Đề nghị trẻ thực hành với các từ ghép khác.

Làm thế nào để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ?

Một cách để làm giàu vốn từ vựng cho trẻ là thông qua việc sử dụng analogy – phép so sánh.

  • Phép so sánh cho thấy mối quan hệ giữa các từ và có thể được dùng để giúp trẻ học từ mới.
  • Phép so sánh cũng thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra chuẩn hoá. Do đó, quan trọng là dạy trẻ cách học từng bước một nhằm giải mã phép so sánh.

Trước hết, trẻ cần hiểu về mối quan hệ giữa các từ. Các dạng khác nhau của phép so sánh như sau:

  • Theo loại (Category): tea:drink (trà:đồ uống); deer:animal (nai:động vật)
  • Từ đồng nghĩa (Synonym): rare:scarce (hiếm); dry:arid (khô)
  • Từ trái nghĩa (Antonym): hot:cold (nóng:lạnh); day:night (ngày:đêm)
  • Bộ phận so với Toàn thể: (Part to Whole): collar:shirt (cổ áo:áo sơ mi); buckle:belt (khoá thắt lưng:thắt lưng)
  • Vật dụng so với Cách dùng (Object to Use): pen:write (bút:viết); brush:paint (chổi:vẽ)
  • Sản phẩm so với Thứ sản xuất ra: fire:match (lửa:diêm); pearl:oyster (ngọc:con trai)

    Ảnh: Teacher Thrive
    Ảnh: Teacher Thrive

Ví dụ:

  • Khi dạy từ vựng sử dụng phép so sánh, hãy làm mẫu cho trẻ bằng một phép so sánh đơn giản, như “cat:pet”; “tulip:flower”.
  • Đề nghị trẻ nói: “A cat is to a pet as a tulip is to a flower” (1 con mèo so với một thú cưng giống một bông tulip so với một loài hoa).
  • Đề nghị trẻ xác định mối quan hệ trong phép so sánh trên (theo loại –category)
  • Giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa các từ.
  • Giao cho trẻ các chuỗi so sánh tương tự, phù hợp với chủ đề đang học và trình độ của trẻ. Mỗi chuỗi chứa 1 từ mà trẻ không biết.
  • Đề nghị trẻ xác định nghĩa của từ bằng cách xác định mối quan hệ giữa các từ trong phép so sánh và kiến thức về các từ đã biết. Ví dụ. happy:enthralled; intelligent:smart là một phép so sánh từ đồng nghĩa. Khi trẻ đã xác định được mối qua hệ này, trẻ có thể biết từ “enthralled” có nghĩa là “vui vẻ, hạnh phúc”.

Sử dụng Xây dựng vốn từ vựng cho trẻ khi nào?

1. Đọc/Học tiếng Anh

  • Đề nghị trẻ lên danh sách trong nhiều ngày tất cả các từ trẻ đọc được nhưng chưa biết nghĩa.
  • Đề nghị trẻ cố gắng xác định nghĩa của từ. Sau đó, đối chiếu với nghĩa trong từ điển.
  • Nếu có nhóm trẻ, phân cặp cho trẻ rồi đề nghị trẻ dạy 5 từ chưa biết cho người bạn đồng hành của mình.

2. Viết

  • Giao cho trẻ nhiều gốc từ Latinh hoặc Hy Lạp thường gặp.
  • Đề nghị trẻ viết ra mỗi từ mà trẻ biết, có chứa gốc từ trên.
  • Giới thiệu một chủ đề vui vẻ, như thể thao hay âm nhạc đại chúng.
  • Đề nghị trẻ đưa ra 5 chuỗi so sánh  biểu thị 5 mối quan hệ khác nhau của từ.
  • Yêu cầu trẻ viết một câu lý giải mỗi phép so sánh và mối quan hệ được biểu thị trong đó.

3. Toán

  • Đề nghị trẻ viết ra giấy gốc từ Latinh hoặc Hy Lạp biểu tượng cho số trong toán học. Ví dụ: “tri” nghĩa là “3”, “quad” nghĩa là “4”…
  • Đề nghị trẻ áp dụng những điều vừa biết vào bài học.
  • Ví dụ, trẻ học đại số có thể hiểu về “binomials” (nhị thức) và “trinomials” (tam thức) do đã biết nghĩa của gốc từ.
  • Trong hình học, trẻ có thể dùng gốc từ để nhớ số cạnh hình ngũ giác và hình lục giác.

4. Khoa học xã hội

  • Đề nghị trẻ đọc một trích đoạn từ thời xưa chứa các từ không còn phổ biến trong ngôn ngữ hiện đại nữa.
  • Yêu cầu trẻ sử dụng dấu hiệu từ ngữ cảnh hoặc một trong những phương pháp xây dựng vốn từ vựng ở trên để xác định nghĩa của từ.
  • Đề nghị trẻ tạo ra các chuỗi so sánh liên quan giữa những từ này với từ với từ mà trẻ đã biết.

5. Khoa học

  • Đề nghị trẻ viết các phép so sánh phân loại hoặc đặc điểm cho chủ đề khoa học mà trẻ đang tìm hiểu.
  • Trẻ có thể động não, suy nghĩ, tìm ra số từ mà trẻ biết có chứa từ “gram”. Sau đó, nghĩ về các hệ đơn vị đo lường khác nhau, có chứa từ đó.

Theo Teacher Vision

> Xem thêm các kỹ năng đọc khác

> Xem thêm các kỹ năng viết khác