Xác định cấu trúc văn bản, hỗ trợ kỹ năng đọc hiểu

Văn bản dạng mô tả, giải thích, trình bày (expository text) có thể là thử thách đối với những bạn đọc nhỏ tuổi. Bởi lẽ:

  • Có những khái niệm trẻ chưa biết xuất hiện trong văn bản
  • Có những từ mới mà trẻ chưa hề biết, chưa quen

Hướng dẫn trẻ cách phân tích cấu trúc văn bản dạng này sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn khi xác định ý chính và ý bổ trợ.

Cấu trúc văn bản (Text structure) là gì?

Cấu trúc văn bản hay cách thức tổ chức văn bản là sự sắp xếp các ý tưởng và mối quan hệ giữa các ý tưởng – Theo Armbruster, 2004.

Các dạng cấu trúc văn bản chính (Ảnh: The Classroom Key)
Các dạng cấu trúc văn bản chính (Ảnh: The Classroom Key)

Các bước tuần tự của quá trình tìm hiểu về cấu trúc văn bản

Trước hết, trẻ cần học xác định: cấu trúc văn bản dạng tường thuật giống cấu trúc của các câu chuyện kể. Việc này tạo tiền đề và hỗ trợ quá trình học đọc của trẻ.

Sau đó, khi bắt đầu đi học, trẻ sẽ nhận diện và hiểu được cấu trúc văn bản trong những nội dung mình học.

Suốt những năm học sau này, nhận thức về cấu trúc văn bản của trẻ phải tăng lên khi trẻ chuyển từ đọc truyện hoặc văn bản thông thường sang đọc để tìm kiếm thông tin.

Cho tới lớp 3 và trước khi vào lớp 4, trẻ từ chỗ đọc văn bản để tìm thông tin chuyển sang tìm thông tin trong những văn bản dài và khó hơn.

Tầm quan trọng của xác định cấu trúc văn bản?

Theo Meyer (2003), người đọc đủ mọi lứa tuổi phải hiểu về cấu trúc văn bản nếu muốn đọc hiểu thành công.

Phần lớn văn bản dạng mô tả, giải thích, trình bày đều chứa các yếu tố cấu trúc. Các tác giả sử dụng những cấu trúc này để sắp xếp và liên kết ý tưởng. Những trẻ hiểu và biết cách phân tích cấu trúc văn bản có thể học được nhiều hơn trẻ thiếu đi hiểu biết này.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, kỹ năng đọc hiểu của trẻ được cải thiện khi chúng hiểu về cấu trúc văn bản cũng như cách sử dụng cấu trúc văn bản hợp lý.

Cụ thể hơn, nắm vững cấu trúc văn bản giúp trẻ:

  • nhớ lại nội dung đã đọc dễ dàng và chính xác hơn
  • nhận biết mối quan hệ ý chính – ý bổ trợ rõ ràng hơn.
  • xử lý thông tin thu được từ việc đọc hiệu quả hơn.

Ví dụ:

  • Tựa đề/ tiêu đề (heading) giúp trẻ biết, mình đang hướng tới thông tin cụ thể nào.
  • Từ đó, trẻ lưu giữ mỗi thông tin đó vào trí nhớ ngắn hạn.
  • Tiếp theo, trẻ sẽ xử lý thông tin hoặc kết nối nó với kiến thức nền rồi lưu trữ vào trí nhớ dài hạn.
  • Nếu không có tựa đề, thông tin có thể trở nên quá tải với trẻ. Kết quả, việc xử lý thông tin gặp nhiều khó khăn.

    Cấu trúc văn bản hỗ trợ kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: YouTube)

Phân loại các dạng cấu trúc văn bản

Theo Mayer (1985), có 5 dạng cấu trúc văn bản chính:

1. Mô tả: Tác giả mô tả một chủ đề.

2. Xâu chuỗi: Tác giả sử dụng trình tự số hoặc trình tự thời gian để liệt kê các vật, các sự kiện.

3. So sánh/Đối lập: Tác giả so sánh và tìm ra sự khác biệt giữa 2 hoặc nhiều hơn2 sự kiện, chủ đề, vật thể.

4. Nguyên nhân/Kết quả: Tác giả phác hoạ 1 hoặc nhiều hơn 1 nguyên nhân và sau đó mô tả kết quả tương ứng.

5. Vấn đề/Giải pháp: Tác giả đặt vấn đề hoặc câu hỏi, sau đó, đưa ra câu trả lời.

Dạy trẻ cấu trúc văn bản dạng mô tả, trình bày, giải thích như thế nào?

Theo Tompkins (1998), bạn có thể áp dụng 3 bước sau để hướng dẫn trẻ về cấu trúc văn bản:

1. Giới thiệu một mẫu cấu trúc văn bản:

Bạn giới thiệu các từ/cụm từ dấu hiệu (signal words/phrases) biểu thị mỗi dạng cấu trúc văn bản. Sau đó, đưa cho trẻ 1 biểu đồ dạng Graphic Organizer tương ứng với mỗi mẫu cấu trúc.

Các mẫu Graphic Organizer và từ/cụm từ dấu hiệu sử dụng khi xác định cấu trúc văn bản (Ảnh: ndmtss.org)
Các mẫu Graphic Organizer và từ/cụm từ dấu hiệu sử dụng khi xác định cấu trúc văn bản (Ảnh: ndmtss.org)

2. Để trẻ thực hành với văn bản

Hướng dẫn trẻ phân tích cấu trúc văn bản trong các cuốn sách cung cấp thông tin, chứ không phải trong các câu chuyện. Ở giai đoạn này, trẻ học cách nhận biết từ/cụm từ dấu hiệu. Trẻ có thể sử dụng Graphic Organizer để minh hoạ cho từng mẫu cấu trúc.

3. Đề nghị trẻ viết các đoạn văn sử dụng các cấu trúc văn bản tìm được.

Nếu có nhóm trẻ, hãy để trẻ thực hiện hoạt động viết theo nhóm trước, rồi theo cặp và độc lập 1 mình.

  • Đầu tiên, hãy chọn 1 chủ đề và 1 Graphic Organizer để giúp trẻ lập kế hoạch viết.
  • Sau đó, đề nghị trẻ viết bản nháp, sử dụng từ/cụm từ dấu hiệu.
  • Biên tập, chỉnh sửa bản nháp để hoàn thiện đoạn văn cuối cùng.

Lưu ý quan trọng khi hướng dẫn trẻ về cấu trúc văn bản

Lưu ý 1:

Mỗi lần, chỉ dạy trẻ về một dạng cấu trúc văn bản nhất định. Không kết hợp các dạng cấu trúc với nhau ở giai đoạn này.

Lưu ý 2:

Mỗi dạng cấu trúc văn bản nên hướng dẫn trẻ trong vòng 3-4 lần. Sau đó, chuyển sang dạng cấu trúc tiếp theo.

Lưu ý 3:

Chuẩn bị những đoạn văn ngắn (khoảng 6-8 dòng) khi dạy về từng dạng cấu trúc văn bản.

Lưu ý 4:

Cố gắng đánh dấu hay làm nổi bật từ/cụm từ dấu hiệu. Việc nhận biết của trẻ sẽ hiệu quả hơn khi đề nghị trẻ viết đoạn văn có sử dụng từ/cụm từ dấu hiệu.

Lưu ý 5:

Bước tiếp theo sẽ là tận dụng lợi ích của Graphic Organizer. Đầu tiên, bạn hãy giao cho trẻ một mẫu Graphic Organizer hoàn chỉnh, trong đó thể hiện cấu trúc văn bản mà trẻ đang học.

(Giới thiệu chung về Graphic Organizer cũng như chi tiết cách sử dụng, cách tải miễn phí nhiều mẫu Graphic Organizer, bạn có thể tham khảo tại đây)

Lưu ý 6:

Khi trẻ đã thành thạo sử dụng nhiều loại Graphic Organizer khác nhau, bạn có thể đưa cho trẻ một mẫu chưa hoàn chỉnh. Đề nghị trẻ điền nốt vào những phần còn trống sau khi đọc xong đoạn văn.

Lưu ý 7:

Cuối cùng, giao cho trẻ 1 Graphic Organizer hoàn toàn để trống. Trẻ sẽ tự hoàn tất mọi việc.

Lưu ý 8:

Tăng dần độ dài, độ khó của văn bản để trẻ thực hành xác định cấu trúc.

Ví dụ cụ thể về 5 cấu trúc văn bản chính

(Tham khảo từ tài liệu của Emily Kissner)

1. Mô tả

The pond was a beautiful place to visit. The falling leaves, all different colors, decorated the surface of the water. At the edges of the pond, small wildflowers grew. The golden forest glowed faintly in the distance.

Đoạn văn có cấu trúc dạng Mô tả. Tác giả bắt đầu bằng 1 câu nêu ý chính: Ao nước rất đẹp. Các ý sau làm rõ (mô tả cụ thể) vẻ đẹp đó.

Các từ/cụm từ dấu hiệu trong đoạn văn trên là: One reason, another reason, và for example

2. Xâu chuỗi

  • Dễ dàng nhận ra cấu trúc dạng xâu chuỗi (trình tự) trong các đoạn mô tả cách thức làm gì đó theo từng bước.

Từ/cụm từ dấu hiệu là: First; Then; After; Finally

Have you ever made macaroni and cheese? It’s simple! First, boil some water and make some macaroni. Then, make your cheese sauce. After the cheese sauce is ready, mix it with the macaroni. Bake the entire thing in the oven. Finally, it’s time to eat!

  • 1 ví dụ khác

Through the ages, Pennsylvania has seen many interesting events. The state was founded in 1681 by William Penn. Later, Pennsylvania was the site of important Revolutionary War battles. After that, Pennsylvania was home to new factories during the Industrial Revolution. Today, Pennsylvania continues to make history.

Trong đoạn văn trên, có thể xác định cấu trúc là dạng Xâu chuỗi (trình tự).

Từ/cụm từ dấu hiệu: Through the ages; Later; After that; Today.

3. So sánh/Đối lập

The cardinal and the cedar waxwing are two common birds. Both have crests on their heads. Both are common at birdfeeders. But the birds have some differences. The male cardinal is a bright red, while the waxwing is brown.  The cedar waxwing often migrates from place to place. On the other hand, the cardinal stays in one place year after year.

Đoạn văn trên có cấu trúc So sánh/Đối lập. Tác giả chỉ ra điểm giống và khác của 2 loài chim.

Từ/cụm từ dấu hiệu: Both; Differences; While; On the other hand

4. Nguyên nhân/Kết quả

The night’s snowstorm had many effects. People were out shoveling snow from their sidewalks. The power lines were draped with ice. Snow plows drove down every street. Children were the happiest of all. The unexpected snow caused school to be cancelled!

Đoạn văn trên có cấu trúc Nguyên nhân/Kết quả. Tác giả chỉ ra hậu quả của trận bão tuyết trong đêm.

Từ/cụm từ dấu hiệu: effect, caused

Baby painted turtles spend all winter in their nests. They have special chemicals in their blood that can keep their blood from freezing. As a result, baby painted turtles can survive freezing temperatures!

Đoạn văn trên có cấu trúc Nguyên nhân/Kết quả. Tác giả chỉ ra vì sao loài rùa bản địa Bắc Mỹ lại có khả năng sống sót trong nhiệt độ băng giá (câu văn thứ hai).

Từ/cụm từ dấu hiệu: As a result

5. Vấn đề/Giải pháp

Park School had a terrible problem. Every day at recess, students would argue over the slides. Teachers had to spend time every day taking care of the arguments. Finally, one teacher came up with a great solution. They bought another set of slides that everyone could enjoy.

Đoạn văn trên có cấu trúc Vấn đề/Giải pháp. Tác giả chỉ ra vấn đề ở câu văn thứ 2: trẻ tranh cãi nhau lượt chơi cầu trượt. Sau đó, đưa ra giải pháp ở câu cuối cùng: nhà trường mua thêm cầu trượt mới.

Từ/cụm từ dấu hiệu: Terrible problem; Great Solution

The Chesapeake Bay faces an uncertain future. Issues such as pesticides, too many nutrients, and habitat loss all threaten the Bay’s water quality and animal life. However, scientists are hopeful that the future may be brighter. If everyone in the Chesapeake Bay watershed works together, solutions may be found.

Đoạn văn trên có cấu trúc Vấn đề/Giải pháp. Tác giả chỉ ra các vấn đề như thuốc trừ sâu, quá nhiều dưỡng chất, môi trường sống biến mất đang đe doạ Vịnh Chesapeake. Giải pháp đưa ra là mọi người cùng hợp tác với nhau để cải thiện tình hình.

Từ/cụm từ dấu hiệu: Uncertain, issues, threaten, hopeful, solutions

Tham khảo từ Reading Rocket

> Xem thêm các kỹ năng đọc hiểu khác