Xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ theo từng cấp học

Kỹ năng ngôn ngữ là một trong những việc vô cùng quan trọng mà cha mẹ nên đồng hành cùng con. Hỗ trợ của cha mẹ ở nhà góp phần to lớn vào sự phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ.

Xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ theo từng cấp học (Ảnh: Angelibebe)
Xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ theo từng cấp học (Ảnh: Angelibebe)

Gợi ý các hoạt động để cha mẹ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ mầm non và lớp 1

1. Đọc 1 câu chuyện cho con.

Sau đó, đề nghị con kể lại câu chuyện đó cho bạn. Đây là một nỗ lực cần thiết để xác định xem kỹ năng nghe của con phát triển đến đâu. Liệu trẻ có thể liên hệ các thành tố chính của câu chuyện không? Trẻ có hiểu câu chuyện không?

2. Bạn nên đọc cho trẻ nghe hàng ngày trong suốt những năm đầu đời của con.

Hứng thú của trẻ đối với các câu chuyện bạn đọc sẽ giúp bạn hiểu rất nhiều về kỹ năng nghe và hiểu ở con mình. Việc đôi khi đề nghị trẻ kể lại câu chuyện giúp bạn:

  • Quan sát sự phát triển những kỹ năng trên của con
  • Khích lệ giao tiếp 2 chiều giữa bạn và trẻ.

3. Sử dụng định dạng của một trong những câu chuyện bạn từng đọc, cùng con viết một câu chuyện mới.

Bạn viết dòng đầu tiên, sau đó để con tiếp nối và cứ như vậy. Đây là một cách khác để xác định xem con có hiểu diễn biến câu chuyện và biết được mối liên hệ giữa nói và viết không. Đây còn là cách để bắt đầu rèn con kỹ năng viết và viết sáng tạo.

4. Những cuốn sách dành cho tuổi nhỏ chứa đựng vô vàn hình ảnh và ngôn ngữ đẹp.

Hỏi con xem ở lớp trẻ đang học câu chuyện nào. Đọc truyện đó cho trẻ tại nhà.

5. Vẽ một bức tranh với con.

Sau đó, bạn và trẻ thay phiên nhau kể một câu chuyện từ bức tranh đó.

6. Sự hướng dẫn có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực học thuật.

Bạn có thể xác định khả năng nhận biết bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới, đằng trước, đằng sau… của con thông qua các trò chơi quen thuộc. Ví dụ trò Simon Says (Giơ tay phải lên nào…) tràn ngập các cơ hội học tập cho bé.

7. Làm theo hướng dẫn là cách thực tế và hiệu quả để học về ngôn ngữ chỉ dẫn.

Đôi khi, bạn có thể giao cho con nhiệm vụ như: “Con có thể mang cho mẹ cuốn sách màu đỏ không? Nó nằm ở bên trái cuốn sách màu xanh dương ấy” (thay bên trái bằng bên phải, bên trên, cách 1 cuốn…).

8. Xem trẻ lắng nghe và ghi nhớ thông tin như thế nào.

Đề nghị trẻ nhắc một thành viên trong gia đình về một việc nào đó cần làm.

9. Quan trọng là trẻ biết được tên gọi các vật thể trong môi trường sống của mình.

Bạn có thể hỗ trợ con hiệu quả bằng cách chơi trò chơi với con. Bạn có thể nhìn vào một bức ảnh hay hình minh hoạ và nói: “Cùng tìm ra tất cả những cửa sổ, chú chó, bông hoa, nhà hàng… ở đây con nhé”.

10. Bạn và con trao đổi 1 từ nào đó.

Người kia sẽ phải sáng tạo 1 câu chuyện dựa trên từ đó. Đây là cách thú vị để xem con đang học từ nào và có hiểu từ đó không.

Gợi ý các hoạt động để cha mẹ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ lớp 2

– Duy trì thực hiện 3 hoạt động đầu tiên áp dụng với trẻ lớp 1

– Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng các gợi ý sau:

1. Đọc tiêu đề bài báo cùng con.

Cố gắng xác định xem bài báo viết về vấn đề gì. Nhờ đó, trẻ sẽ dần hình thành sự quân tâm tới tin tức, thời sự, báo chí.

2. Vẽ 1 bức tranh cùng con.

Thay phiên nhau kể một câu chuyện dựa trên bức tranh đó.

3. Tiếp tục bổ sung từ mới vào các cuộc trò chuyện giữa bạn và con.

Đây là cách hiệu quả để mở rộng vốn từ vựng và nền tảng ngôn ngữ cho trẻ.

4. Xem trẻ lắng nghe và ghi nhớ thông tin như thế nào.

Đề nghị trẻ nhắc một thành viên trong gia đình về một việc nào đó cần làm.

5. Quan trọng là trẻ biết được tên gọi các vật thể trong môi trường sống của mình.

Bạn có thể hỗ trợ con hiệu quả bằng cách chơi trò chơi với con. Bạn có thể nhìn vào một bức ảnh hay hình minh hoạ và nói: “Cùng tìm ra tất cả những cửa sổ, chú chó, bông hoa, nhà hàng… ở đây con nhé”.

6. Bạn và con trao đổi 1 từ nào đó.

Người kia sẽ phải sáng tạo 1 câu chuyện dựa trên từ đó. Đây là cách thú vị để xem con đang học từ nào và có hiểu từ đó không.

7. Ghi nhớ điều gì đó là bài luyện tập tốt cho trẻ trong những năm đầu đời.

Đề nghị con thuộc lòng một bài thơ hay câu chuyện nào đó. Bạn cũng làm tương tự. Sau đó, hai mẹ con trao đổi với nhau.

Gợi ý các hoạt động để cha mẹ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ lớp 3

1. Sử dụng định dạng của một trong những câu chuyện bạn từng đọc, cùng con viết một câu chuyện mới.

Bạn viết dòng đầu tiên, sau đó để con tiếp nối và cứ như vậy. Đây là một cách khác để xác định xem con có hiểu diễn biến câu chuyện và biết được mối liên hệ giữa nói và viết không. Đây còn là cách để bắt đầu rèn con kỹ năng viết và viết sáng tạo.

2. Đọc tiêu đề bài báo cùng con và cố gắng xác định xem bài báo viết về vấn đề gì.

Nhờ đó, trẻ sẽ dần hình thành sự quan tâm tới tin tức, thời sự, báo chí.

3 Tiếp tục bổ sung từ mới vào các cuộc trò chuyện giữa bạn và con.

Đây là cách hiệu quả để mở rộng vốn từ vựng và nền tảng ngôn ngữ cho trẻ.

4. Quan trọng là trẻ biết được tên gọi các vật thể trong môi trường sống của mình.

Bạn có thể hỗ trợ con hiệu quả bằng cách chơi trò chơi với con. Bạn có thể nhìn vào một bức ảnh hay hình minh hoạ và nói: “Cùng tìm ra tất cả những cửa sổ, chú chó, bông hoa, nhà hàng… ở đây con nhé”.

5. Bạn và con trao đổi 1 từ nào đó.

Người kia sẽ phải sáng tạo 1 câu chuyện dựa trên từ đó. Đây là cách thú vị để xem con đang học từ nào và có hiểu từ đó không.

6. Ghi nhớ điều gì đó là bài luyện tập tốt cho trẻ trong những năm đầu đời.

Đề nghị con thuộc lòng một bài thơ hay câu chuyện nào đó. Bạn cũng làm tương tự. Sau đó, hai mẹ con trao đổi với nhau.

7. Chơi các trò chơi với từ.

Ví dụ, bạn hãy nói: “Mẹ có thể hình dung ra vật này có màu xanh dương và màu trắng, hình tròn, có trong phòng khác. Đó là vật gì thế còn?”. Tới lượt con đố bạn. Thêm nhiều lựa chọn khác trong phần mô tả của bạn: kích cỡ, màu sắc, cách sử dụng, thành phần…

8. Khi đọc 1 câu chuyện cho con, thi thoảng dừng lại và hỏi: “Điều này gợi con nhớ tới điều gì? Tâm trí con hình dung việc đó ra sao?”

Những hình ảnh được tạo nên từ tâm trí có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng học hỏi. Bạn và trẻ thậm chí có thể thử phác thảo ra những hình ảnh hiện trong đầu.

9. Truyện dân gian và truyền thuyết, điều bí ẩn là một phần không thể thiếu của học sinh lớp 3.

Hãy cùng con đọc những câu chuyện hấp dẫn này.

10. Cùng con đọc biển chỉ dẫn khi đi dạo bộ ngoài phố

Ví dụ: biển dừng, biển tên đường, biển nhà hàng, biển quảng cáo, tên các loại xe ô tô…

Gợi ý các hoạt động để cha mẹ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ lớp 4

1. Bạn nên cố gắng làm việc gì đó với con đều đặn hàng ngày.

Khi trẻ học lên cao dần, thời khoá biểu của con sẽ trở nên chủ động hơn và trẻ tự quản tốt hơn phần việc của mình. Bạn có thể cảm thấy khó khăn để duy trì hoạt động đọc cùng con mỗi tối. Dù vậy, hãy nỗ lực để dành ra các buổi chiều/tối chủ nhật để đọc cho con nghe tác phẩm của các tác giả lớn. Sự thích thú của con đối với những câu chuyện này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng phát triển nghe và hiểu ở trẻ.

2. Khi đọc 1 câu chuyện cho con, thi thoảng dừng lại và hỏi: “Điều này gợi con nhớ tới điều gì? Tâm trí con hình dung việc đó ra sao?”

Những hình ảnh được tạo nên từ tâm trí có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng học hỏi. Bạn và trẻ thậm chí có thể thử phác thảo ra những hình ảnh hiện trong đầu.

3. Sử dụng định dạng cơ bản của một trong những câu chuyện bạn từng đọc, sáng tác một câu chuyện khác cùng con.

Bạn viết vài dòng hoặc đoạn văn đầu tiên. Con bạn là người tiếp nối và cứ thế. Đây có thể là dự án dài hạn, giúp bạn có cái nhìn thực tế và sâu sắc hơn về khả năng con hiểu nghĩa của từ, diễn biến câu chuyện. Nó cũng khích lệ trẻ viết sáng tạo. Lưu lại những câu chuyện này để bạn và con có thể xem lại sau này.

4. Bắt đầu cùng con ghi nhật ký những điều ấn tượng.

Có thể là điểm nhấn của một chuyến du lịch. Bạn và trẻ có thể viết riêng nhật ký từng ngày hoặc kết hợp với nhau. Cùng đọc lại những điều đã viết với con.

5. Tạo thói quen cắt ra và lưu trữ những hình ảnh/bản tin hay trên báo, tạp chí.

Đó là những thứ có thể khiến con bạn hứng thú như hoạt hình, khoa học, động vật… Chúng cũng chính là điểm khởi đầu tự nhiên cho các cuộc đối thoại, tranh luận.

6. Ghi nhớ điều gì đó là bài luyện tập tốt cho trẻ trong suốt những năm học cấp 1 và đầu cấp 2.

Bạn và trẻ thuộc lòng 1 bài thơ hay 1 câu chuyện để kể cho nhau nghe – 1 vào mùa thu và 1 vào mùa xuân chẳng hạn. Việc trình diễn có thể được thực hiện trong các sự kiện có đông đủ gia đình.

7. Mua sách cho con vào những dịp đặc biệt.

Việc này tạo cơ hội để tiến hành các cuộc đối thoại với trẻ về cuốn sách sau này. Bạn có thể hỏi: “Cuốn sách thế nào con? Bí mật trong đó là gì thế?”… Nó cũng giúp trẻ nhận thấy, bạn trân trọng sách và giá trị của sách tới mức nào.

8. Khi con tự đọc, dành thời gian để hỏi con: “Cuốn sách nói về gì thế con? Nhân vật gồm những ai? Họ trông thế nào? Câu chuyện diễn ra ở đâu?”

Phần lớn trẻ thích nói về những gì mình đang đọc. Chỉ cần trẻ không có cảm giác câu hỏi của bạn mang tính điều tra, thẩm vấn hơn là chia sẻ.

9. Truyện dân gian và truyền thuyết, điều bí ẩn là một phần không thể thiếu của học sinh lớp 4.

Hãy cùng con đọc những câu chuyện hấp dẫn này.

Gợi ý các hoạt động để cha mẹ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ lớp 5

1. Bạn nên cố gắng làm việc gì đó với con đều đặn hàng ngày.

Khi trẻ học lên cao dần, thời khoá biểu của con sẽ trở nên chủ động hơn và trẻ tự quản tốt hơn phần việc của mình. Bạn có thể cảm thấy khó khăn để duy trì hoạt động đọc cùng con mỗi tối. Dù vậy, hãy nỗ lực để dành ra các buổi chiều/tối chủ nhật để đọc cho con nghe tác phẩm của các tác giả lớn. Sự thích thú của con đối với những câu chuyện này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng phát triển nghe và hiểu ở trẻ.

2. Bắt đầu hoặc tiếp tục cùng con ghi nhật ký những điều ấn tượng.

Có thể là điểm nhấn của một chuyến du lịch. Bạn và trẻ có thể viết riêng nhật ký từng ngày hoặc kết hợp với nhau. Cùng đọc lại những điều đã viết với con.

3. Đọc tiêu đề bài báo cùng con và cố gắng đoán xem bài báo nói về vấn đề gì.

Bạn cũng có thể tạo thói quen mỗi ngày đọc to một bài báo cho con. Việc này sẽ giúp trẻ dần quan tâm tới tin tức, thời sự, báo chí. Hơn nữa, việc này không tốn nhiều thời gian.

4. Tạo thói quen cắt ra và lưu trữ những hình ảnh/bản tin hay trên báo, tạp chí.

Đó là những thứ có thể khiến con bạn hứng thú như hoạt hình, khoa học, động vật… Chúng cũng chính là điểm khởi đầu tự nhiên cho các cuộc đối thoại, tranh luận.

5. Ghi nhớ điều gì đó là bài luyện tập tốt cho trẻ trong suốt những năm học cấp 1 và đầu cấp 2.

Bạn và trẻ thuộc lòng 1 bài thơ hay 1 câu chuyện để kể cho nhau nghe – 1 vào mùa thu và 1 vào mùa xuân chẳng hạn. Việc trình diễn có thể được thực hiện trong các sự kiện có đông đủ gia đình.

6. Mua sách cho con vào những dịp đặc biệt.

Việc này tạo cơ hội để tiến hành các cuộc đối thoại với trẻ về cuốn sách sau này. Bạn có thể hỏi: “Cuốn sách thế nào con? Bí mật trong đó là gì thế?”… Nó cũng giúp trẻ nhận thấy, bạn trân trọng sách và giá trị của sách tới mức nào.

7. Khi con tự đọc, dành thời gian để hỏi con: “Cuốn sách nói về gì thế con? Nhân vật gồm những ai? Họ trông thế nào? Câu chuyện diễn ra ở đâu?”

Phần lớn trẻ thích nói về những gì mình đang đọc, chỉ cần trẻ không có cảm giác câu hỏi của bạn mang tính điều tra, thẩm vấn hơn là chia sẻ.

8. Thi thoảng đưa con đi xem phim.

Tất nhiên, hãy vào rạp và xem cùng con. Bạn không chỉ có một buổi hẹn hò thú vị với con. Đây còn là cơ hội tuyệt vời để thảo luận về bộ phim: nhân vật, bối cảnh, chủ điểm, bài học đạo đức…

9. Bạn và con, mỗi người viết một đoạn giải thích về cách làm thứ gì đó.

Ví dụ, trẻ có thể quyết định viết về cách đạp xe đạp. Còn bạn mô tả cách bơi ếch như thế nào. Sau đó, xem phần mô tả của ai dễ hiểu, dễ nhớ với người kia hơn. Liệu chỉ dẫn của con có giúp ai đó đạp được xe đạp trong lần đầu tiên không?

Gợi ý các hoạt động để cha mẹ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ lớp 6

1. Bạn nên cố gắng làm việc gì đó với con đều đặn hàng ngày.

Khi trẻ học lên cao dần, thời khoá biểu của con sẽ trở nên chủ động hơn và trẻ tự quản tốt hơn phần việc của mình. Bạn có thể cảm thấy khó khăn để duy trì hoạt động đọc cùng con mỗi tối. Dù vậy, hãy nỗ lực để dành ra các buổi chiều/tối chủ nhật để đọc cho con nghe tác phẩm của các tác giả lớn. Sự thích thú của con đối với những câu chuyện này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng phát triển nghe và hiểu ở trẻ.

2. Đọc tiêu đề bài báo cùng con.

Cố gắng tìm hiểu xem bài báo nói về vấn đề gì. Bạn cũng có thể tạo thói quen đọc to một bài báo cho con nghe mỗi ngày. Việc này giúp trẻ dần quan tâm tới tin tức thời sự, báo chí. Ngoài ra, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vốn kiến thức của con liên quan tới thế giới xung quanh. Hoạt động này có một ưu thế nữa là không tốn nhiều thời gian.

3. Tạo thói quen cắt ra và lưu trữ những mẩu tin, bài báo mà trẻ có thể hứng thú.

Ví dụ: câu chuyện về sở thích, đam mê; hoạt hình; phim ảnh; truyền hình… Đồng thời hãy hướng sự chú ý của trẻ tới các bài báo trên tạp chí. Đây là những điểm khởi đầu tự nhiên cho các cuộc trò chuyện, đối thoại sau này.

4. Ghi nhớ điều gì đó là bài tập rèn luyện trí não tốt cho tới đầu cấp 2.

Có thời điểm, học sinh buộc phải học thuộc các bài thơ. Mặc dù phần lớn trường học ngày nay không quá khắt khe về vấn đề này, việc ghi nhớ vẫn còn những giá trị của riêng nó. Ở nhà, bạn và trẻ học thuộc lòng 1 bài thơ hay 1 câu chuyện để kể cho nhau nghe – 1 vào mùa thu và 1 vào mùa xuân chẳng hạn. Việc trình diễn có thể được thực hiện trong các sự kiện có đông đủ gia đình.

5. Mua sách cho con vào những dịp đặc biệt.

Việc này tạo cơ hội để tiến hành các cuộc đối thoại với trẻ về cuốn sách sau này. Bạn có thể hỏi: “Cuốn sách thế nào con? Bí mật trong đó là gì thế?”… Nó cũng giúp trẻ nhận thấy, bạn trân trọng sách và giá trị của sách tới mức nào.

6. Khi con tự đọc, dành thời gian để hỏi con: “Cuốn sách nói về gì thế con? Nhân vật gồm những ai? Họ trông thế nào? Câu chuyện diễn ra ở đâu?”

Phần lớn trẻ thích nói về những gì mình đang đọc. Chỉ cần trẻ không có cảm giác câu hỏi của bạn mang tính điều tra, thẩm vấn hơn là chia sẻ.

7. Thi thoảng đưa con đi xem phim.

Tất nhiên, hãy vào rạp và xem cùng con. Bạn không chỉ có một buổi hẹn hò thú vị với con. Đây còn là cơ hội tuyệt vời để thảo luận về bộ phim: nhân vật, bối cảnh, chủ điểm, bài học đạo đức… Những cuộc thảo luận, trò chuyện này không chỉ mở rộng hiểu biết của trẻ về bộ phim mà còn mở rộng kiến thức cho nhiều môn học khác.

8. Bạn và con, mỗi người viết một đoạn giải thích về cách làm thứ gì đó.

Ví dụ, trẻ có thể quyết định viết về cách đạp xe đạp. Còn bạn mô tả cách bơi ếch như thế nào. Sau đó, xem phần mô tả của ai dễ hiểu, dễ nhớ với người kia hơn.

Theo Teacher Vision

> Hướng dẫn chi tiết các kỹ năng đọc hiểu