Trường Hermann Gmeiner 3 cấp học (Hà Nội)

Địa chỉ và thông tin liên hệ

Trường Hermann Gmeiner là một dự án của tổ chức Làng trẻ em SOS Quốc tế, được thành lập năm 1994. Trường gồm 3 cấp Tiểu học, THCS, THPT.

Trường HERMANN GMEINER

Địa chỉ: Số 02 Doãn Kế Thiện, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: (024) 38340145 – (024) 37644241
Email: c3hermanngmeiner@hanoiedu.vn
Website: hghanoi.edu.vn

Cơ sở vật chất

Trường Hermann Gmeiner Hà Nội có một cơ ngơi khang trang, hiện đại, gồm:

– 28 phòng lớp học
– 03 phòng thực hành Lý – Hoá – Sinh
– 02 phòng học Vi tính
– 02 phòng chức năng
– Phòng Âm nhạc
– Phòng Mỹ thuật
– Thư viện
– Hội trường đa năng
– Phòng truyển thống
– Sân vận động, Sân bóng rổ
– Nhà bếp & Căng tin

Cơ sở vật chất trường Hermann Gmeiner, Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: website nhà trường)

Cơ sở vật chất trường Hermann Gmeiner (Ảnh: website nhà trường)

Cơ sở vật chất trường Hermann Gmeiner, Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: website nhà trường)Cơ sở vật chất trường Hermann Gmeiner (Ảnh: website nhà trường)

Cơ sở vật chất trường Hermann Gmeiner, Cầu Giấy, Hà Nội (Ảnh: website nhà trường)

Chính sách học phí

  • Trường Hermann Gmeiner, cấp Tiểu học

STT NỘI DUNG MỨC HỌC PHÍ
1 Học phí 1.300.000đ/tháng
2 Bán trú 860.000đ/tháng
  • Trường Hermann Gmeiner, cấp THCS

STT NỘI DUNG MỨC THU
1 Học phí lớp 6 – 7 1.200.000đ/tháng
2 Học phí lớp 8 – 9 1.300.000đ/tháng
3. Bán trú 860.000đ/tháng
  • Trường Hermann Gmeiner, cấp THPT

STT NỘI DUNG MỨC THU
1 Học phí lớp 10 1.400.000đ/tháng
2 Học phí lớp 11 – 12 1.600.000đ/tháng
3 Bán trú 860.000đ/tháng

Chương trình học tập và chất lượng giáo dục

  • Áp dụng chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo
  • Học 2 buổi/ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu cho tất cả các bậc học.
  • Riêng với Bậc Tiểu học có 2 loại hình lớp: Lớp chất lượng cao & lớp đại trà.
  • Ngoài học chương trình chính khóa, nhà trường còn tổ chức bồi dưỡng, phụ đạo, năng khiếu cho HS.

Nhận xét của phụ huynh

bo_me_tra_tue (năm 2012):

Con gái mình cũng định năm nay học trường này. Bố đi thăm trên dưới 5 lần. Dự giờ (nhòm từ ngoài cửa sổ) các con học 2 lần, nhòm ngó khắp nơi từ chỗ ăn chỗ chơi, toilet, an toàn, môii trường các bạn đang học,… Cuối cùng rút không cho con học mặc dù rất gần nhà.

Vì: lối dạy học hoàn toàn trường công 100%.

Kiểu giao tiếp giữa cô giáo và các con giống hệt trường làng. Không có ngoại khóa. Uốn nắn chữ đẹp quá mức,… Học phí gấp đôi trường công. Nhưng chỉ được cái sỹ số ít (35 bé/lớp) (tất nhiên chỉ 1 cô/lớp). Các trường công tuy 50-60 HS/lớp nhưng thường có cô phụ (giúp cô chính việc ăn uống ngủ nghỉ học sinh).

Nói chung trường này được cái khuôn viên đẹp. Nhưng không an toàn và lối dạy-học hoàn toàn giống trường công. Không an toàn bởi lẽ mình quan sát 2 lần từ xa thấy các chú bảo vệ, người lạ bên ngoài, các bạn cấp 2-3 thi thoảng vào toilet của tiểu học đi rất tự nhiên. Nhà có con gái nên rất lo vụ này.

Trường này chỉ có 1 hiệu trưởng là thầy giáo cấp 3.

Về cơ bản trường này không có người đứng đầu đội ngũ cấp 1. Ban đầu mình cũng cảm tình trường này lắm. Cảm tình vì trường xây theo phong cách Tây. Lớp sỹ số ít. Và đặc biệt ở trường còn có các con nhà SOS học chung với con mình nên có thể con mình sẽ học cách chia sẻ và các kỹ năng sống khác.

Nhưng càng về sau càng hiểu tại sao trường đẹp và ít học sinh thế mà các phụ huynh không mặn mà lắm. Ước gì ông Herman đã đầu tư hạ tầng tốt thế rồi đầu tư tiếp chút về nhân sự và quản lí nữa thì quá tuyệt!

Về học TA với Tây:

Đây là chương trình học thêm. Mục đích là để giữ HS. Vì sau khi thành phố ra quyết định đón trẻ muộn nên trường phải tổ chức hoạt động để giữ học sinh muộn. Học thêm TA với thầy cô Tây là do yêu cầu của phụ huynh. Việc học thêm này được tiến hành hàng ngày. Do trường kí hợp đồng với 1 trung tâm cung cấp GV Tây đến dạy, mỗi ngày 1 tiếng.

Nhưng cá nhân tớ không thấy hiệu quả.

Vì 1 lớp học tận 30-35 học sinh thì 1 cô/thầy Tây phát âm làm sao trẻ nghe được. Chỉ đáp ứng được mục đích cho học sinh tương tác với GV Tây. Gọi là cho làm quen thôi. Tớ nghĩ không học thì thôi chứ học kiểu đó rất ít hiệu quả. Và thậm chí còn hiệu quả âm vì các con phát âm thiếu âm tiết, không rõ ràng. Do lớp học đông, ồn ào nên các âm gió, âm ending, … sẽ không nghe thấy.

Tiền nào của í. 35 học sinh đóng học phí chung nhau học nên chắc rẻ lắm. Hình như mấy trăm nghìn 1 tháng thôi. Học kiểu này tốt nhất là không nên học. Vì nó có khi còn tai hại hơn không học. Vả lại, nhà tớ không có hy vọng cho con học tiếng Anh ở trường theo chương trình đại trà nên yếu tố này vô nghĩa với tớ trong việc chọn trường Hermann Gmeiner hay ko.

Vấn đề thứ 2 là chuyện con mình được học trong môi trường có các bạn thiệt thòi hơn (làng trẻ SOS).

Con có cơ hội chung sống và chia sẻ cũng như các kỹ năng xã hội. Ban đầu tớ cũng nghĩ thế. Nhưng sau khi tìm hiểu thì thấy là thường trường tách làm 2 lớp riêng. Nhóm các trẻ SOS sẽ vào 1 lớp. Mà mỗi năm cũng chỉ có 5-10 bé SOS và lớp 1 thôi. Còn lớp kia (cô giáo tốt hơn, thường là cô Nguyệt) thì ít khi có trẻ SOS lắm. Hoạt động chung toàn trường cũng không có gì gắn liền với trẻ SOS và sự chia sẻ này cả. Nhìn chung là không khác trường bình thường. Và trẻ SOS hay trẻ ngoài cứ bình thường thôi.

Nhìn chung trẻ học trong Herman khá ngoan và vui vẻ, ngây thơ, trong sáng.

Tớ chỉ không thích cách các cô giao tiếp với học sinh. Và kiểu quan điểm giáo dục cổ hủ lạc hậu. Và quan trọng hơn là tớ thấy ngoài giờ học ra, các con chả có hoạt động gì vui vẻ và enjoy cuộc sống gì cả. Các cô đề cao quá chuyện luyện chữ. Tớ ghét cái này nhất. Thuần túy đến lớp học rồi về. Cứ ngày này qua tháng khác hết tuổi thơ như vậy thì thật đáng tiếc cho con.

havycitra:

Mình đang cho con học hè ở trường Hermann Gmeiner đây. Mình hay đến đón con sớm đứng ngoài nghe cô Nguyệt dạy trẻ. Ấn tượng của mình về cách giảng dạy và trò chuyện của cô với trò rất tốt. Bé nhà mình vốn rất sợ học. Nhưng từ hôm đi học cô Nguyệt về lúc nào cũng rất hào hứng được đến lớp. Mình chỉ lăn tăn đoạn đường đưa bé đi học thôi.

(Thông tin và hình ảnh tham khảo trên website nhà trường.
Nhận xét của phụ huynh tham khảo trên Webtretho)