Đồng hành cùng con: Cha mẹ hỗ trợ việc học cho trẻ như thế nào?

Trên cơ sở hiểu được:

  • đặc điểm tâm lý, tính cách của trẻ theo từng lớp (từ lớp 1 tới lớp 7)
  • những kỹ năng cơ bản trẻ cần đạt được theo từng lớp

cha mẹ có thể hỗ trợ hiệu quả việc học cho con bằng cách áp dụng những gợi ý dưới đây. Đó cũng là cách để đảm bảo tốt nhất lợi ích khi đồng hành cùng con.

Đồng hành cùng con: Cha mẹ hỗ trợ việc học của con theo từng cấp lớp như thế nào (Ảnh: parents.com)
Đồng hành cùng con: Cha mẹ hỗ trợ việc học của con theo từng cấp lớp như thế nào (Ảnh: parents.com)

Lớp 1

Chuyển từ mẫu giáo sang lớp 1 là bước ngoặt lớn đối với trẻ. Học sinh lớp 1 đang học để hiểu chính mình.

Chi tiết đặc điểm, kỹ năng cơ bản của học sinh lớp 1

Cha mẹ cần khích lệ trẻ:

  • phát triển cách nhìn nhận về bản thân thực tế, tích cực
  • học cách tôn trọng chính mình
  • bắt đầu hiểu về những giá trị độc đáo của riêng mình
  • ý thức về cảm giác/cảm nhận của mình
  • học cách bày tỏ cảm xúc
  • học cách tham gia vào nhóm/tập thể
  • bắt đầu học hỏi từ những lần mắc lỗi, phạm sai lầm.

Lớp 2

Ở giai đoạn này, giáo viên và phụ huynh vẫn thể hiện vai trò to lớn trong việc giúp trẻ trưởng thành cả về mặt học vấn lẫn xã hội. Học sinh lớp 2 tiếp tục học về bản thân mình và người xung quanh.

Chi tiết đặc điểm, kỹ năng cơ bản của học sinh lớp 2

Cha mẹ cần khích lệ trẻ:

  • phát triển nhận thức về bản thân
  • bắt đầu hiểu những người khác
  • dành sự tôn trọng cho mọi người
  • xây dựng mối quan hệ với người khác
  • phát triển ý thức về trách nhiệm.

Lớp 3

Học sinh lớp 3 đang học cách đặt mục tiêu và hiểu về những hậu quả do hành động của mình gây ra.

Chi tiết đặc điểm, kỹ năng cơ bản của học sinh lớp 3

Cha mẹ cần khích lệ trẻ:

  • khám phá mối quan hệ giữa cảm nhận/cảm giác, mục tiêu và cách hành xử
  • học về các lựa chọn và hậu quả/kết quả đi kèm
  • bắt đầu đề ra mục tiêu
  • trở nên có trách nhiệm hơn
  • học cách làm việc với người khác.

Lớp 4

Học sinh lớp 4 đang học cách đưa ra quyết định và thiết lập những tiêu chuẩn.

Chi tiết đặc điểm, kỹ năng cơ bản của học sinh lớp 4

Cha mẹ cần khích lệ trẻ

  • bắt đầu tự đưa ra quyết định
  • hiểu rõ hơn về trách nhiệm
  • thiết lập các tiêu chuẩn cá nhân
  • phát triển khả năng và đam mê cá nhân
  • phát triển kỹ năng xã hội
  • học cách để tham gia vào các quyết định của tập thể, nhóm.

Lớp 5

Trẻ ở cuối cấp 1 đang phát triển mạnh kỹ năng giao tiếp và trở nên trưởng thành hơn.

Chi tiết đặc điểm, kỹ năng cơ bản của học sinh lớp 5

Cha mẹ cần khích lệ trẻ:

  • cải thiện các kỹ năng nghe và bày tỏ phản ứng của mình
  • tăng cường khả năng giải quyết vấn đề
  • bắt đầu trải qua những thay đổi từ trẻ em sang người lớn hơn
  • ý thức về bạn bè cùng trang lứa và kỳ vọng của người lớn.

Lớp 6

Chuyển từ cấp 1 lên cấp 2, trẻ bắt đầu có những thay đổi thực sự để tạm biệt giai đoạn trẻ em.

Chi tiết đặc điểm, kỹ năng cơ bản của học sinh lớp 6

Cha mẹ cần khích lệ trẻ:

  • đương đầu với những thay đổi
  • chuyển đổi từ trẻ em sang người lớn hơn
  • tìm hiểu để học tập, rèn luyện các kỹ năng cá nhân
  • kiểm soát áp lực từ việc học tập và cuộc sống cũng như các nhóm bạn bè.
  • phát triển khả năng và đam mê cá nhân
  • đảm nhận trách nhiệm cao hơn cho mọi hành vi và quyết định của mình.

Lớp 7

Học sinh lớp 7 trải qua nhiều thay đổi và đang học cách để trở thành người tự lập.

Chi tiết đặc điểm, kỹ năng cơ bản của học sinh lớp 7

Cha mẹ nên khích lệ trẻ:

  • học cách đương đầu với những thay đổi
  • vững vàng đi qua giai đoạn chuyển giao từ trẻ em thành người lớn hơn
  • rèn luyện các kỹ năng cá nhân
  • thích nghi để hoà hợp với các nhóm cùng trang lứa cũng như áp lực từ việc học và cuộc sống.
  • phát triển khả năng và đam mê cá nhân
  • hiểu sâu sắc hơn về trách nhiệm đối với mọi hành vi, quyết định của mình.

Theo Teacher Vision

Những năng lực học tập trẻ cần có từ lớp 1 đến lớp 7