“Để con sống tích cực và cha mẹ không độc hại” – hội thảo hữu ích cho những cha mẹ muốn hiểu mình

“Để con sống tích cực và cha mẹ không độc hại” là chủ đề của buổi hội thảo đầu tiên thuộc chuỗi hội thảo Mỗi nhà một cách dạy con của cộng đồng giáo dục Con Tự Học, tổ chức vào sáng Chủ nhật ngày 11/11/2018, tại không gian của Học viện khám phá, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

“Hội thảo đã đem đến cho các bố mẹ rất nhiều điều bổ ích… bố mẹ đến đây để biết là còn bao điều cần làm để con sống tích cực….” là phản hồi của chị Dương Thanh Thúy ngay sau hội thảo.

Hội thảo Để con sống tích cực và Cha mẹ không độc hại
Chị Dương Thị Minh bắt đầu hội thảo

Mở đầu hội thảo, chị Dương Thị Minh, đồng sáng lập của công ty CTH Edu, quản trị viên cộng đồng giáo dục Con Tự Học, đã giới thiệu nhanh về cộng đồng giáo dục Con Tự Học và các dịch vụ chính của CTH Edu, bao gồm: ConTuHoc.com – website giới thiệu và phân phối các chương trình học online hiệu quả, https://cth.edu.vn – trang web cung cấp thông tin về việc dạy con, về các kỹ năng học tập, và về các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT (hiện mới có cho khu vực Hà Nội).

Chuỗi hội thảo Mỗi nhà một cách dạy con
Chị Minh giới thiệu chuỗi hội thảo Mỗi nhà một cách dạy con

Ngay sau đó, chị Minh chia sẻ về mục đích của chuỗi hội thảo Mỗi nhà một cách dạy con:  Thời đại xã hội thông tin và mạng lưới kết nối cộng đồng đã mang lại rất nhiều thông tin hữu ích cho các bậc cha mẹ, nhưng chính sự bùng nổ thông tin đó đã làm rất nhiều người trở nên rối trí, hoang mang, hoặc day dứt, vì liên tục thấy xung quanh có bao nhiêu tấm gương thành công, mà không biết mình có thể làm gì với con, hoặc đã lắng nghe học hỏi kĩ một đường lối để rèn con rồi, mà không thể áp dụng theo được. Trong khi đó, không chỉ mỗi đứa trẻ là một cá thể khác biệt, mà chính mỗi người làm cha làm mẹ cũng là một cá thể hoàn toàn khác biệt. Chuỗi hội thảo ra đời nhằm giúp các cha mẹ: hiểu được chính mình, hiểu cái đích giáo dục mình mong muốn đạt được với con, hiểu được con, đồng thời tiếp tục tìm hiểu tham khảo các phương pháp, mô hình, chương trình giáo dục tiên tiến, tiếp tục lắng nghe, tìm hiểu các câu chuyện thành công, để từ đó bình tâm, sáng suốt chọn lọc cho mình những điều phù hợp với mục đích và đặc điểm riêng của gia đình mình mà áp dụng. Chị Dương Thị Minh và CTH Edu đóng vai trò là người kết nối, để tìm, mời được giáo viên, chuyên gia, phụ huynh tâm huyết đứng lên chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho các cha mẹ quan tâm học hỏi.

Buổi hội thảo đầu tiên của chuỗi mang tên “Để con sống tích cực và cha mẹ không độc hại” là để cung cấp thêm cho phụ huynh một số thông tin cho việc hiểu mình và hiểu cái đích giáo dục mình mong muốn:

  • Sứ mệnh quan trọng nhất của việc giáo dục trong gia đình mà cha mẹ là người chịu trách nhiệm chắc chắn phải là việc giáo dục phẩm chất, tính cách cho con. Phần 1: “Để con sống tích cực” – thạc sĩ Lê Thị Hương Trà chia sẻ kết quả nghiên cứu về bộ 24 tích cách tính cực do nhà tâm lý Martin Seligman đề xuất – là để phụ huynh tham khảo cho việc nhận biết một trong những cái đích giáo dục mình mong muốn.
  • “We teach the way we were taught” (Chúng ta dạy theo cách chúng ta đã được dạy”) là điều thường gặp trong thực tế. Phần 2 – tóm tắt về các mẫu “cha mẹ độc hại” theo cuốn sách CHA MẸ ĐỘC HẠI (Toxic parents) – là để các bố mẹ “hiểu mình”: biết được mình liệu cũng đang là một mẫu cha mẹ độc hại nào đó hay không, nếu có thì vì sao, và hệ quả sẽ thế nào, từ đó xác định rõ ý thức để thay đổi.

Bắt đầu phần 1 của hội thảo, thạc sĩ Lê Thị Hương Trà – trưởng nhóm nghiên cứu tâm lý và tích cách con người thuộc dự án nghiên cứu chương trình giáo dục của APAX, đã nói về sự dịch chuyển của thế giới trong nhiều thập kỉ qua về mục đich, ý nghĩa cuộc đời. Từ “succesful life” (sống thành công) chuyển sang “meaningful life” (sống có ý nghĩa). Điều này dẫn tới sự ra đời của “tâm lý học tích cực” – chủ đề do bác sĩ,  nhà tâm lý Martin Seligman đưa ra từ những năm 90 của thế kỉ trước.

phần chia sẻ của chị Lê Thị Hương Trà
Các PH chăm chú theo dõi phần chia sẻ của chị Lê Thị Hương Trà

(Theo Wikipedia: Tâm lý học tích cực là “nghiên cứu khoa học về những gì làm cho cuộc sống đáng sống nhất”, hay “nghiên cứu khoa học về hoạt động tích cực của con người và phát triển mạnh trên nhiều cấp độ bao gồm các khía cạnh sinh học, cá nhân, quan hệ, thể chế, văn hóa và khía cạnh toàn cầu của cuộc sống”. Tâm lý học tích cực liên quan đến giá trị chân thật, “cuộc sống tốt đẹp”, sự phản ánh về những gì có giá trị lớn nhất trong cuộc sống – các yếu tố đóng góp nhiều nhất cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và trọn vẹn.)

Tâm lý học tích cực chính là tiền đề của giáo dục tích cực và bộ 24 tính cách tích cực. Bộ 24 tích cách tích cực chia làm 6 nhóm đã được chị Hương Trà dẫn dắt hết sức dễ hiểu:

6 nhóm tích cách tính cực
6 nhóm của bộ 24 tích cách tính cực
Nhóm tích cách tích cực THÔNG THÁI
Nhóm tích cách tích cực THÔNG THÁI
Nhóm tích cách tích cực Can đảm
Nhóm tích cách tích cực CAM ĐẢM
Nhóm tích cách tích cực NHÂN VĂN
Nhóm tích cách tích cực NHÂN VĂN
Nhóm tích cách tích cực NHẬN ĐỊNH
Nhóm tích cách tích cực NHẬN ĐỊNH
Nhóm tích cách tích cực ÔN HÒA
Nhóm tích cách tích cực ÔN HÒA
Nhóm tích cách tích cực TRẢI NGHIỆM
Nhóm tích cách tích cực TRẢI NGHIỆM

Những phân tích của chị Hương Trà về sự khác biệt trong điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt và văn hóa giữa phương Đông và Phương Tây làm các khán giả thêm hiểu tại sao có một số tích cách lại vốn hay mạnh yếu khác nhau ở phần đông con người của mỗi phương.

Biết về các tính cách tích cực, chắc chắc các phụ huynh cũng muốn biết về các phương pháp giáo dục để giúp con có được những tính cách đó. Đó là lý do chị Hương Trà tiếp tục chia sẻ về các phương pháp giáo dục, mô hình giáo dục hiện đại, dưới góc nhìn của một người chuyên nghiên cứu các chương trình giáo dục. Những chia sẻ của chị chỉ dừng ở mức giới thiệu tổng quát về từng mô hình, chưa phải là những điều cụ thể mà một bố mẹ bình thường có thể học hiểu, áp dụng ngay ở phạm vi giáo dục trong gia đình. Nhưng các bố mẹ ham học hỏi đã có được những từ khóa quan trọng để có thể tự tìm hiểu thêm, ví dụ: chương trình giáo dục “The leader in me” và cuốn sách “7 thói quen hiệu quả” – cuốn sách giảng giải chi tiết các thói quen hiệu quả mà The leader in me được xây dựng trên đó.

7 thói quen hiệu quả của The leader in me
7 thói quen hiệu quả của The leader in me. Ảnh: Internet
PH đặt câu hỏi sau phần về các tính cách tích cựcPhần 1 Hội thảo Để con sống tích cực và Cha mẹ không độc hại

Nội dung chia sẻ của phần 1 đã được rất nhiều bố mẹ quan tâm đặt câu hỏi, trong đó có:

  • Hỏi: “Nên quan tâm bồi dưỡng các tính cách tính cực cho con theo thứ tự nào?”. Đáp: Thứ tự giữa các nhóm tính cách được giới thiệu chỉ là để người nghe hiểu được vai trò của từng nhóm tính cách và dễ nhớ được cả bộ tính cách. Còn tất cả các tính cách đều đã có sẵn ở mỗi cá thể với mức độ mạnh yếu khác nhau, tại mỗi thời kỳ đều có ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ. Cha mẹ nên quan sát, đánh giá để biết con còn yếu ở tính cách nào, và tạo điều kiện cho con phát triển thêm.
  • Hỏi: “Làm thế nào để con ham học hỏi, tự giác học tập (“Ham học hỏi” là một tính cách có trong nhóm Thông Thái). Đáp: Đã có rất nhiều câu hỏi và kinh nghiệm được chia sẻ về “tự học”. Nhưng chị Dương Thị Minh tâm đắc và khuyến nghị các bố mẹ tìm đọc lại về những nguyên tắc quan trọng mà tiến sĩ Nguyễn Tuệ Anh đã chia sẻ trong hội thảo Kiến tạo không gian và thói quen tự học tại nhà: làm cho con có cảm giác thân thuộc (“sense of belonging” với góc học tập tại nhà, tạo ra một thói quen với một tín hiệu bắt đầu rõ ràng, đều đặn, tạo cho con trải nghiệm với các nội dung học tập phù hợp với từng giai đoạn tâm lý lứa tuổi.

Sau ít phút nghỉ giải lao, hội thảo đã bắt đầu với phần 2. Mối kết nối giữa hai phần của hội thảo được thể hiện rõ thêm khi chị Minh giới thiệu: Mong con có được những tính cách tích cực, các cha mẹ đã và sẽ dành không ít tâm sức để tự sửa mình, bồi dưỡng thêm những tích cực tích cực cho chính mình để làm gương cho con, và/hoặc chọn lựa cho con những trường lớp, trung tâm áp dụng những phương pháp giáo dục tốt đẹp. Nhưng chúng ta có thể chưa ý thức được rõ rằng chính mình lại có thể đang hàng ngày hành xử một kiểu hành vi tiêu cực nào đó, và hệ quả có thể ảnh hướng nghiêm trọng tới hạnh phúc, thành công của con.

Nguyễn Thị Thanh Hằng bắt đầu phần chia sẻ về các mẫu Cha mẹ độc hại
Nguyễn Thị Thanh Hằng bắt đầu phần chia sẻ về các mẫu Cha mẹ độc hại với vẻ thân thiện siêu dễ thương.

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng – thành viên nhóm dịch giả Tâm lý học tội phạm đang dịch và truyền bá cho cộng đồng rất nhiều đầu sách hay, trong đó có cuốn Toxic parents (Cha mẹ độc hại) mà tác giả là nữ bác sĩ tâm lý Susan Forward – đã từ Đà Nẵng ra hội thảo để chia sẻ về 7 loại cha mẹ độc hại: những hành vi mà họ hay làm, những hệ lụy tâm lý nghiêm trọng của những hành vi đó tới con họ sau này, và khả năng rất cao của việc con cái họ lại tiếp tục tái lặp một khuôn mẫu độc hại lên thế hệ sau.

Tóm tắt sách Cha mẹ độc hại
Chị Thu Hằng bắt đầu chia sẻ về các nhóm cha mẹ độc hại theo cuốn sách Toxic parents

Dưới đây là một số hình ảnh tóm tắt về các mẫu mà chúng tôi cho rằng có đông cha mẹ mắc hơn cả:

Cha mẹ độc hại - Bạo hành bằng lời nói
Cha mẹ bạo hành bằng lời nói ==> Sang chấn tâm lý cho trẻ: Siêu nhạy cảm, nhút nhát, hồ nghi; Cảm thấy thiếu sót; Cảm thấy tội lỗi khi hơn cha mẹ; Tin và nội tâm hóa điều cha mẹ nói
Cha mẹ độc hại - Bạo lực cơ thể
Cha mẹ bạo lực cơ thể ==> Sang chấn tâm lý cho trẻ: Căm ghét bản thân, Không có khả năng quản lý cảm xúc, Đồng nhất hóa với người cha hay người mẹ đã hay ngược đãi mình
Cha mẹ độc hại - Cha mẹ kiểm soát
Cha mẹ kiểm soát ==> Trẻ: Thiếu khả năng đương đầu thất bại. Cảm thấy vô dụng, không thích đáng; Cũng sẽ trở nên lo lắng và sợ hãi thái quá; Sẽ trở nên phụ thuộc, không có chính kiến.
Cha mẹ độc hại - Cha mẹ hoàn hảo
Cha mẹ hoàn hảo ==> Trẻ: Trẻ sợ phạm lỗi, sợ làm những điều mới mẻ; Nỗi sợ không hoàn hảo dẫn đến việc trì hoãn; Hình thành nền móng của sự không tự trọng.

Phần tóm tắt khá nhanh, những cha mẹ chưa dành thời gian đọc trướcToxic parents (Cha mẹ độc hại) có thể chưa kịp thấm hiểu rõ ảnh hưởng nghiêm trọng của một số mẫu hành vi độc hại trong các mẫu được trình bày. Nhưng những người dành thời gian đọc qua thì rất dễ dàng hệ thống lại các mẫu “độc hại” và thầm nghiêm túc liên tưởng xem mình và chồng/vợ còn đang mắc mẫu nào, mức nặng hay nhẹ. Hy vọng nhiều bố mẹ sẽ dành thời gian theo đọc hết cuốn sách dịch Cha mẹ độc hại và thực hiện được những biện pháp tự chữa lành cho mình mà cuốn sách có chỉ dẫn.

Kết thúc hội thảo là một trò chơi đơn giản mà ý nghĩa thiết kế bởi chị Lê Thị Hương Trà: mỗi bố mẹ tick chọn trên một danh sách dài những tính cách, đặc điểm tốt đẹp mà mình mong muốn con có được, rồi thực hiện nhiệm vụ bốc thăm tìm ra các mảnh giấy có ghi một trong các tính cách tốt đó, từ một mớ nhiều mảnh, trong đó có những mảnh ghi những tích cách ngược lại. Ý nghĩa của trò chơi:

  • Càng muốn con có nhiều phẩm cách tốt đẹp, cha mẹ sẽ càng phải dành nhiều thời gian cho con.
  • Thực tế sẽ là mình kỳ vọng con có phẩm chất này, nhưng nhiều lúc mình sẽ thấy điều hoàn toàn ngược lại.

Hội thảo kết thúc muộn hơn 30 phút so với dự kiến, nhưng rất nhiều cha mẹ, kể cả những người nhà ở ngoại thành cách hơn 30km, vẫn ở lại tới phút cuối cùng, hỏi đáp thêm và cùng Ban tổ chức cảm ơn hai diễn giả.

Chị Dương Thị Minh cùng đại diện APAX English – đơn vị tài trợ in ấn tài liệu, teabreak và lịch để bàn 2018 ủng hộ Quỹ trò nghèo vùng cao (chương trình Cơm Có Thịt) cho hội thảo – đã thay mặt các cha mẹ tham dự nói lời cảm ơn chân thành tới hai chị Hương Trà và Thanh Hằng.

Đại diện CTH Edu và đại diện APAX English cùng cảm ơn hai diễn giả của hội thảo
Đại diện CTH Edu và đại diện APAX English cùng cảm ơn hai diễn giả
Các cha mẹ cùng chụp hình lưu niệm với Ban tổ chức và các diễn giả
Các cha mẹ cùng chụp hình lưu niệm với Ban tổ chức và các diễn giả

Dù Ban tổ chức còn khá tiếc nuối về việc chưa sắp xếp được đủ thời gian để các cha mẹ có thể hỏi đáp, chia sẻ kĩ về từng phần của hội thảo với các diễn giả và với nhau, nhưng những gương mặt phấn chấn, những lời cảm ơn chân thành từ các phụ huynh, và cả những lời nhắn về việc có thể tham gia đóng góp cho các  buổi hội thảo tiếp theo,… đã tiếp thêm năng lượng để chúng tôi nỗ lực tìm kiếm các cá nhân, tổ chức giàu tri thức và tâm huyết cho những buổi hội thảo tiếp theo.

Các mảng chủ đề của chuỗi hội thảo Mỗi nhà một cách dạy con
Các mảng chủ đề của chuỗi hội thảo Mỗi nhà một cách dạy con mà CTH Edu nỗ lực tìm kiếm, kết nối các diễn giả tâm huyết với cộng đồng.

Thông tin về các buổi tiếp theo của chuỗi hội thảo này sẽ được thông báo tới các cha mẹ đăng kí nhận bản tin CTH.

ĐĂNG KÍ BẢN TIN CTH