4 dấu hiệu bạn vô tình làm con thiếu tự tin mà không biết

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con cái luôn tự tin, mạnh mẽ, độc lập. Chúng ta đưa ra những quyết định giúp định hình tương lai con trẻ mỗi ngày. Nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn đúng. Và có lúc, dù không cố ý, bạn làm con trở nên thiếu tự tin chỉ bằng 1 hành động hay câu nói.

Phê bình quá nhiều, chưa đủ ngợi khen

Tất cả trẻ em đều cần có sự chỉ dẫn bởi khó lòng đúng ngay từ đầu. Nhưng trẻ sẽ bị cảm thấy chán nản khi hành vi tốt và thành tích của mình không được ghi nhận. Trẻ liên tục bị bạn nhắc đi nhắc lại việc trẻ làm sai ra sao. Nhưng trẻ hiếm khi nghe về những việc làm tốt của mình. Làm như vậy, chúng ta đang gửi đi thông điệp: hành vi xấu quan trọng hơn hành vi tốt. Trong khi các biện pháp củng cố hành vi tích cực mới để lại tác động tốt lên trẻ.

Giải pháp:

Dành càng nhiều thời gian để khen ngợi việc làm tốt của trẻ như khi phê bình, chỉnh lỗi trẻ. Bạn có thể thử cách này: Mỗi lần chỉ ra điều gì đó trẻ làm sai hoặc cần cải thiện (con sai lỗi chính tả chỗ này nè); nghĩ đến một điều tích cực để nói với trẻ (mẹ thích cách con mô tả nàng tiên trong bài văn này).

4 dấu hiệu bạn vô tình làm con thiếu tự tin mà không biết (Ảnh: National Post)
4 dấu hiệu bạn vô tình làm con thiếu tự tin mà không biết (Ảnh: National Post)

Bạn không thực sự coi trọng con

Bạn phản ứng thế nào khi con tuyên bố con thích mèo và muốn làm bạn với những con mèo hoang? Bạn có thường xuyên cảnh báo trẻ rằng không được kết bạn với mèo hoang? Với cha mẹ, nhắc nhở con như vậy là hợp lý. Vì mèo hoang có thể tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ.

Nhưng với trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc trẻ không được làm điều chúng thực sự muốn. Nếu con bạn thực lòng yêu mèo, muốn làm bạn với mèo, việc chúng không thể làm có thể khiến con nghĩ đó là ý tưởng xấu. Niềm yêu thích, đam mê của trẻ bị dập tắt.

Giải pháp:

Khích lệ ước mơ của trẻ trong khi loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn. Trở lại ví dụ trên, chúng ta có thể tìm những cuốn sách về mèo. Rồi thảo luận về việc ăn chay khi trẻ lớn lên. Khi trẻ học được rằng, mèo hoang không an toàn, niềm yêu thích của trẻ sẽ giảm đi hoặc tự biến mất.

Tuy nhiên, một trường hợp khác nguy hiểm hơn: bạn phủ nhận nỗ lực của con. Hãy thành thật: Đã bao giờ bạn từng nói: “Điểm số thế này thì con không thể làm bác sĩ được đâu”? Hay “Làm sao con viết tình ca được chứ? Con mới 10 tuổi thôi mà”? Dù có thể bạn chỉ đùa thôi, thông điệp trực tiếp mà trẻ tiếp nhận là: Trẻ không thể hiện thực hoá những giấc mơ lớn lao. Và tốt hơn nên theo đuổi thứ dễ dàng hơn.

Giải pháp:

Không bao giờ là quá sớm để trẻ biết mình thích gì. Sở thích, đam mê của trẻ có thể đến rồi đi. Nhưng nó sẽ nhóm lên ngọn lửa đam mê, tiếp thêm sức mạnh cho cả cuộc đời trẻ. Nếu con bạn có thể cảm nhận việc bạn không hề coi trọng con, chúng sẽ thận trọng hơn nhiều trước mọi lời nói, hành động của mình.

Bạn đặt ra những kỳ vọng thiếu thực tế

Ở thái cực còn lại, thật dễ để kỳ vọng nhiều hơn so với khả năng thực của trẻ ở độ tuổi đó hay với đặc điểm thể chất, tinh thần đó. Chúng ta muốn chuẩn bị cho con một tương lai tươi sáng. Và chúng ta biết rằng, tương lai phụ nữ vào thái độ và những gì trẻ đạt được ngày hôm nay.

Nhưng giống như những thanh xà đơn giản là quá cao so để trẻ với tới ở độ tuổi nhất định, kỳ vọng không thực tế khiến trẻ liên tiếp gặp thất bại. Chúng ta có thể khích lệ trẻ cố gắng nhiều hơn. Nhưng tất cả những gì chúng ta làm là khiến trẻ càng thêm thiếu tự tin.

Giải pháp:

Dù luôn muốn điều tốt đẹp nhất cho con, chúng ta phải thực tế về khả năng của trẻ. Thật khó để tin hay chấp nhận, nhưng chúng ta phải nhớ rằng, trẻ phát triển thoe nhịp điệu riêng. Điều đó không có nghĩa là trẻ không thể thành công sau này. Nếu con bạn liên tiếp không đạt được mục tiêu mà bạn đặt ra, bạn có thể phải xem xét lại mức độ khả thi của chúng. Và sau đó, đưa ra những thay đổi phù hợp hơn.

Bạn không cho phép con tự làm

Nếu ngay cả những thành tích nhỏ của trẻ được ghi nhận một cách tích cực, trẻ phải được phép tự mình thực hiện nhiệm vụ. Đó là cách trẻ học kỹ năng mới và phát triển sự tự tin. Là cha mẹ, tuy nhiên, chúng ta có xu hướng muốn can thiệp, muốn giúp trẻ làm hay cải thiện kết quả của trẻ. Ví dụ, bạn có đề nghị con dọn lại giường bởi nó chưa đủ gọn gàng? Trẻ sẽ hiểu rằng, mình không thể tự làm việc gì. Trẻ cảm thấy chùn bước trước mọi thứ, không dám cố gắng vì sợ sai. Bạn có thể sẽ nhận lại phản ứng này như một lẽ tất nhiên: “Tại sao mẹ còn bắt con làm việc đó trong khi mẹ sẽ làm lại chứ?”.

4 dấu hiệu bạn vô tình làm con thiếu tự tin mà không biết (Ảnh: Kids 'R' Kids of Historic Roswell)
Ảnh: Kids ‘R’ Kids of Historic Roswell

Giải pháp:

Cho phép con tự làm mọi việc trước khi đưa ra trợ giúp. Nếu con khăng khăng con có thẻ làm gì, hãy từ bỏ quyền kiểm soát và để tự con tự do thể hiện. Quan trọng hơn, không được chỉ trích trẻ khi chúng không làm được theo cách tương tự chúng ta. Để trẻ làm mọi thứ theo cách riêng của mình. Bạn có thể muốn so sánh các phương pháp với trẻ để giúp con học hỏi hơn. Và bạn có thể ngạc nhiên khi trẻ nêu ra những ý tưởng cực kỳ sáng tạo, độc đáo.

Theo KooBits

Tham khảo bộ tài liệu 4 tuần dạy con tư duy mở

Tham khảo cách dạy con mỗi ngày