Cha mẹ Ấn tạo động lực cho con như thế nào?

Con bạn không thể tập trung nhiều vào những gì được dạy ở
trường? Bạn nhận thấy con thông minh nhưng lại không chú tâm học? Tình cảnh cha
mẹ nhận xét con lười, luôn phải giục giã con làm bài, học bài có lẽ không hiếm
đối với nhiều gia đình. Nguyên do có thể là bé nhà bạn cần một vài động lực để
có thể tập trung và học tốt hơn ở trường.

Cha mẹ Ấn tạo động lực cho con như thế nào? (Ảnh: Motherhood Diaries)
Ảnh: Motherhood Diaries

Giao tiếp hiệu quả với con

Hãy lắng nghe con bạn. Tìm kiếm các dấu hiệu trong cuộc trò
chuyện giữa bạn và con. Bé nên cảm thấy thoải mái để chia sẻ mọi điều với bạn.
Để chuyện này xảy ra, bạn phải thực hành kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe chân thành
và không để cảm xúc chen vào quá mức. Bạn cũng không nên vội vã đưa ra lời khuyên
ngay cho con. Sau đó, bạn có thể trở lại để hướng dẫn con cách giải quyết (nếu
cần).

Đừng quên lắng nghe ý kiến từ giáo viên của con nữa. Thu thập
mọi phản hồi và không lập tức hành động. Tuyệt đối không la mắng con trước mặt
giáo viên và những người khác. Bên cạnh đó, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng giáo
viên hay nói xấu về nhà trường trước mặt con.

Nhìn nhận một cách công bằng và sau đó, tìm giải pháp. Điều
quan trọng là không phán xét và kiên nhẫn. Không đứa trẻ nào muốn bị dán nhãn là
lười biến hay yếu đuối. Nếu con không thể hiện tốt ở trường, chắc chắn phải có
lý do nào đó. Có thể bé thiếu tự tin; bé bị yếu một môn học nào đó. Tất cả những
gì bạn cần làm là bình tĩnh và quan sát.

Lập thời khoá biểu, lên lịch rõ ràng

Từ thời điểm con thức giấc tới lúc đi ngủ, bé sẽ cần những lịch
trình cụ thể. Tất nhiên, hãy chuẩn bị tâm lý để đón nhận những thay đổi nhưng lịch
trình là điều giúp ích cho trẻ, đặc biệt từ lứa tuổi nhỏ. Các cấu trúc ổn định,
lặp lại làm cho trẻ an tâm và tự tin hơn. Và lịch trình có được đặc điểm ấy.

Giúp con bảo quản sách

Kiểm tra xem bìa sách có bị rách và cần gia cố không. Khích
lệ trẻ trang trí sách giáo khoa, vở của mình theo cách riêng. Ví dụ, dùng nhãn
vở tự làm, bìa bọc tự chế. Giữ gìn sạch sẽ và tô điểm cho sách theo sở thích là
bước đầu tiên để khơi gợi hứng thú của trẻ với sách. Việc này đồng thời gửi tín
hiệu tích cực tới não bộ.

Ảnh: Oxford Learning

Lựa chọn loại sổ/nhật ký phù hợp và khiến trẻ thích thú để ôn tập nội dung đã học

Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp con chọn loại bút chì/bút mực/bút
bi thích hợp để viết. Hãy kiểm tra lực và nét thanh/đậm của bút chì và bút mực.
Trẻ cần cảm thấy thoả mãn và thoải mái với thứ dụng cụ học tập vô cùng thiết yếu
này.

Chọn không gian học tập cho con

Sắp xếp một bàn học nhỏ cho con ở nhà. Nếu bé nhà bạn thuộc
tuýp cực kỳ ưa vận động, hãy đặt bàn học của bé đối diện với một bức tường trống.
Kiểm tra ánh sáng và khả năng thông gió. Ánh sáng không nên quá mạnh hoặc quá yếu.
Ánh đèn vàng tốt hơn ánh đèn trắng. Nếu con bạn thuận tay phải, ánh sàng phải đổ
từ phía trái sang và ngược lại. Đảm bảo con không bị làm phiền bởi các yếu tố
khác. Nếu được, nơi học của con cách xa phòng có tivi. Nên tắt tivi, đài… trong
thời gian con học. Các thiết bị điện tử càng phải cất ở vị trí xa bàn học. Hãy
tạo cho con một không gian yên tĩnh và thoáng mát để học bài.

Ảnh: Interior Design Ideas

Lựa chọn trang phục đi học

Nghe có vẻ buồn cười nhưng nếu được khoác lên người trang phục
yêu thích, trẻ có thể phấn chấn hơn, vui vẻ hơn. Một bà mẹ Ấn từng chia sẻ, cậu
con trai của cô luôn mặt áo phông siêu nhân khi học.

Lựa chọn phương pháp học tập đúng đắn sẽ giúp tạo động lực cho con

Phương pháp chia nhỏ:

Hướng dẫn trẻ chia một vấn đề cần giải quyết thành các phần nhỏ để xử lý dễ hơn. Có thể sử dụng biểu đồ/sơ đồ (Graphic Organizer) để làm việc này. Nếu có 6 phần, có thể gợi ý trẻ dùng hình lục lăng. Mỗi đỉnh tương ứng với một phần. Nếu có 8 phần, trẻ có thể dùng biểu đồ hình nhện 8 chân.

Phương pháp thẻ học – flash cards:

Mục đích là ghi chú lại các điểm/từ khoá quan trọng. Phương pháp thích hợp cho mọi lứa tuổi. Bạn có thể cùng con tự làm poster bảng nhân, bảng hoá trị các nguyên tố hoá học, số nguyên, các hành tinh… dán trên tường. Ngoài ra, có thể dùng máy tính để thiết kế các bản thuyết trình PowerPoints để ôn tập trong tương lai.

Phương pháp thuật nhớ (mnemonics):

Áp dụng các cách ghi nhớ thông tin qua hình ảnh, âm thanh…

Phương pháp đánh dấu bằng bút màu:

Sử dụng bút đánh dấu để gạch chân, tô đậm từ quan trọng.

Phương pháp Viết và học:

1 lần viết ra = 10 học bằng lời

Phương pháp quản lý thời gian dựa trên kỹ thuật Pomodoro:

Chia thời gian học thành từng quãng 25 phút, sau đó, nghỉ 1 chút trước khi trở lại.

Phương pháp hít thở, tăng cường tập trung:

Bất cứ khi nào tâm trí lang thang vô định, giúp con tập trung trở lại bằng việc hít thở sâu hay chánh niệm. Nghỉ các quãng ngắn trong lúc học. Hoạt động trong quãng nghỉ ngắn có thể là: khoanh tròn chữ “e” trong các văn bản vừa đọc; chơi trò chơi trong nhà…

Thiết kế câu đố, bài kiểm tra và thậm chí, nguyên một kỳ thi:

Việc này giúp trẻ quản lý thời gian và đáp án của mình.

Phương pháp học theo nhóm:

Có thể được tổ chức để phụ huynh giám sát được các phần học của con.

Ảnh: The Learning Clinic

Học gắn liền với vật thể

Ví dụ, trong khi học một chương khó của môn khoa học, bạn có
thể dùng một cái lọ/bình/đồ chơi/thức ăn (quả táo) làm giáo cụ trực quan. Thay
đổi vật thể khi học môn khoa học xã hội. Thật thú vị khi biết rằng bộ não sẽ liên
hệ chủ đề với vật thể tương ứng. Trên lớp hay trong phòng thi, nếu trẻ gặp khó
với một câu hỏi nào đó, vật thể sẽ xuất hiện và nội dung bài học đó cũng sẽ trở
lại. Bạn thậm chí có thể thử nghiệm với vị trí hay địa điểm học tập. Nếu trẻ ngồi
nhìn vào bức tường đối diện khi học môn khoa học, trẻ có thể ngồi học với mặt
hướng ra cửa sổ khi học tiếng Anh. Tất nhiên, cách nào không phù hợp nếu con bạn
ưa vận động hay có quãng chú ý kém.

Bày tỏ sự trân trọng và khích lệ đối với trẻ

Bạn có thể lập một bảng gồm các hàng và cột. Đánh dấu hình
sao đỏ hay dán stick hình nhân vật hoạt hình bé yêu thích mỗi lần bé hoàn thành
nhiệm vụ nào đó. Khi trẻ đạt được số sao nhất định, trẻ có thể được chơi thêm
30 phút hoặc đi mua sách. Hãy trân trọng và khen ngợi nỗ lực của con. Những động
lực này giúp trẻ thêm tự tin vào chính mình. Trẻ cũng sẽ tích luỹ được khả năng
tự tạo động lực cho mình sau này lớn lên.

Đảm bảo con hoàn thành bài tập về nhà/dự án được giao

Cho tới khi 10 tuổi, trẻ vẫn sẽ cần sự chỉ dẫn của bạn. Sau đó,
vai trò tham vấn của bạn vẫn rất ý nghĩa với trẻ.

Theo Parentune

Tham khảo các bài viết chia sẻ cách nuôi dạy con