Xâu chuỗi – kỹ năng đọc hiểu hữu ích cho trẻ nhỏ

Xâu chuỗi là gì?

Đó là việc xác định những thành tố của một câu chuyện, như phần mở đầu, phần thân truyện và phần kết thúc. Xâu chuỗi còn chỉ khả năng kể lại các sự kiện trong một văn bản sẵn có theo thứ tự mà chúng xuất hiện. 

Khả năng xâu chuỗi các sự kiện của văn bản là kỹ năng đọc hiểu then chốt, đặc biệt với những văn bản dạng tường thuật. Tìm kiếm ý nghĩa trong văn bản phụ thuộc vào khả năng hiểu và xếp đặt các chi tiết, thứ tự các sự kiện, trong phạm vi ngữ cảnh lớn hơn – đó chính là phần mở đầu, phần thân truyện và phần kết thúc.

Thứ tự sự kiện trong câu chuyện, cùng với các từ nối như “Once upon a time” (ngày xửa ngày xưa), “Then”, “Later”, “Afterwards” (Tiếp đó) và “In the end” (Cuối cùng), là ví dụ rõ ràng của các tính năng văn bản – mà việc thấu hiểu chúng giúp người đọc hợp nhất các phần riêng biệt của câu chuyện, tạo thành một bức tranh toàn cảnh, rộng lớn hơn, để từ đó, thấu hiểu mục đích của trẻ nghe tác giả.

Kỹ năng xâu chuỗi (Sequencing)
Kỹ năng xâu chuỗi (Ảnh: Englishexamninja)

Tại sao Xâu chuỗi lại quan trọng?

Khi nghe hoặc đọc văn bản, trẻ sẽ được đáp ứng tốt nhất nhu cầu liên quan tới văn bản nếu có thể hiểu thông tin như trình tự chúng được hiển thị và sau đó, nhớ lại chính xác. Những trẻ mới bắt đầu làm quen với việc đọc và những trẻ chưa có nhiều cơ hội để thực hành kỹ năng Xâu chuỗi có xu hướng kể lại câu chuyện bằng cách bắt đầu từ phần kết thúc. Lý do: đó là phần trẻ đọc hoặc nghe thấy nhiều nhất trong thời gian qua.

Ngay cả những trẻ đã thuần thục với việc đọc hơn vẫn có thể kể lại câu chuyện bằng cách tập trung chủ yếu vào các phần hấp dẫn nhất với mình, thay vì vẽ nên một bức tranh hoàn thiện về thứ tự diễn ra các sự kiện (Fox and Allen, 1983).

Thực hành kỹ năng Xâu chuỗi giúp giải quyết cả 2 vấn đề trên và biến khía cạnh đọc hiểu này trở thành một phần tự nhiên của trẻ. Nếu được khích lệ nhận dạng các phần trong một câu chuyện, trẻ sẽ có khả năng kể lại truyện tốt hơn cho ai đó – bởi nghĩ về câu chuyện theo từng phần – mở, thân, kết – là việc dễ kiểm soát hơn so với nhớ lại theo cả một phần lớn.

Hoạt động Xâu chuỗi cũng tạo cơ hội cho trẻ khám phá văn bản và cấu trúc câu chuyện, từ đó, tăng cường khả năng viết của trẻ.

Làm thế nào để thực hành Xâu chuỗi?

Xâu chuỗi là một kỹ năng có thể tích hợp vào bất cứ môn học nào, nhưng nó thường được sử dụng khi hướng dẫn trẻ mới làm quen với đọc.

Khi lựa chọn một văn bản để thực hành hoạt động Xâu chuỗi, hãy bắt đầu với một đoạn chứa các sự kiện đặc biệt, điển hình, có phần mở – thân – kết rõ ràng và có thể được kể lại dễ dàng. Những ví dụ quen thuộc về các câu chuyện dùng để thực hành Xâu chuỗi bao gồm truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn.

Có nhiều cách khác để giúp trẻ thuần thục kỹ năng này. Dưới đây là một số gợi ý để trẻ thực hành kỹ năng Xâu chuỗi trong ngữ cảnh đọc to câu chuyện và tự đọc truyện.

Đọc to truyện

Trước khi đọc to một câu chuyện, nhắc trẻ rằng, trẻ sẽ được học về kỹ năng Xâu chuỗi. Bạn có thể nói: “Khi đọc, hãy cùng nghĩ về chuyện gì đã xảy ra trong phần mở đầu, thân truyện và kết thúc con nhé” hoặc “Sau khi đọc xong, mẹ con mình sẽ cố gắng kể lại câu chuyện con nhé”.

  • Khi đọc, thường xuyên dừng lại để hỏi trẻ xác định các sự kiện trong câu chuyện, khích lệ trẻ nghĩ về việc phần mở đầu đã tạo điều kiện để dẫn tới phần thân truyện, từ đó, chuyển đổi tới phần kết như thế nào.
  • Khi đã đọc xong câu chuyện, cùng trẻ tạo danh sách những sự kiện xuất hiện trong truyện cố gắng sắp xếp chúng theo thứ tự.

Các mẩu giấy xâu chuỗi sự kiện là lựa chọn lý tưởng khi thực hiện hoạt động này bởi sự kiện có thể được viết ra trên từng mẩu giấy riêng biệt và sau đó sắp xếp lại theo đúng trật tự trong truyện. Để trẻ sử dụng danh sách hoặc các mẩu giấy xâu chuỗi của mình như lời gợi ý khi kể lại truyện, thông qua kể chuyện bằng rối tay chẳng hạn.

Chi tiết về phương pháp đọc hiểu - Phần 5: Xâu chuỗi (Sequence)

Các mẩu giấy xâu chuỗi sự kiện (Ảnh: The School Supply Addict)

Bài tập cắt dán cho trẻ thực hành kỹ năng Xâu chuỗi
Bài tập cắt dán cho trẻ thực hành kỹ năng Xâu chuỗi (Ảnh: Teacher’s Take-Out)

Tự đọc truyện

Bắt đầu bằng việc nhắc trẻ rằng, trẻ sẽ được học về kỹ năng Xâu chuỗi. Một cách có thể giúp ích là trao cho trẻ các mẩu giấy và bút để sử dụng khi đọc. Trẻ có thể viết ra số trang và vài từ nhắc trẻ nhớ đến các sự kiện quan trọng trong truyện.

Ví dụ, trẻ đọc “Goldilocks and the Three Bears”, có thể ghi chú ra giấy các chi tiết sau:

Goldilocks bước vào

Bạn ấy ăn súp

Bạn ấy làm gãy ghế

Bạn ấy ngủ

Gia đình gấu về

Bài tập xâu chuỗi với truyện Goldilocks and the three bears
Bài tập xâu chuỗi với truyện Goldilocks and the three bears (Ảnh: Pinterest)

Danh sách này không kể lại toàn bộ câu chuyện, nhưng nó cung cấp các yếu tố chủ chốt, theo thứ tự và có tác dụng như một bản phác thảo để trẻ sử dụng khi muốn tự mình kể lại câu chuyện.

Nếu trẻ lần đầu tiếp xúc với quá trình này, hãy làm mẫu cho trẻ trước khi đề nghị trẻ thực hành, sử dụng một câu chuyện, đọc to lên cho trẻ, ghi lại ý tưởng của riêng bạn và chia sẻ chúng cho trẻ để giúp trẻ nhận thấy cách thức thực hiện như thế nào.

Khi trẻ hoàn tất việc đọc, cho trẻ cơ hội viết về thứ tự sự kiện trong truyện vào một cuốn nhật ký đọc, thảo luận câu chuyện với bạn bè hoặc kể lại câu chuyện cho các thành viên trong gia đình.

Nâng cao kỹ năng Xâu chuỗi

Nhiều dạng trải nghiệm khác nhau liên quan tới kỹ năng Xâu chuỗi sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho trẻ.

  • Thực hành Xâu chuỗi theo nhiều cách phong phú và với nhiều loại văn bản.
  • Tạo các trò chơi thực hành Xâu chuỗi bằng cách in ra một câu chuyện, đảo lộn các trang rồi đề nghị trẻ sắp xếp lại cho đúng (đảm bảo số trang không xuất hiện trên các trang sách in lại này).

Dạng hoạt động này cũng có thể được thực hiện với các bức ảnh giúp trẻ hình dung một chuỗi các minh hoạ cho nội dung câu chuyện hoặc thể hiện một quá trình quen thuộc với từng bước rõ ràng như làm bánh hoặc mặc quần áo. Sau đó, trẻ cũng sẽ sắp xếp các bức tranh sao cho đúng thứ tự và hợp lý.

  • Trẻ lớn hơn, được đề nghị kể lại câu chuyện, có thể tham gia vào việc tự đánh giá bản thân thông qua ghi âm những việc đã làm. Kỹ thuật này cho phép trẻ không chỉ thực hành việc kể lại mà còn lắng nghe chính mình và tự đưa ra nhận xét về mình. Các câu hỏi trẻ có thể nghĩ đến trong quá trình tự đánh giá này bao gồm:
    • Liệu mình đã liệt kê các khía cạnh quan trọng của câu chuyện chưa?
    • Có yếu tố nào mà mình nên thêm vào không?
    • Liệu người chưa biết câu chuyện có hiểu khi nghe mình kể lại truyện như vậy không?
  • Trẻ cũng có thể mở rộng kỹ năng kể lại chuyện của mình bằng cách viết lại các vở kịch mà trẻ từng đọc hoặc được nghe, sau đó, trình diễn các vở kịch đó.

Hoạt động này trao cho trẻ cơ hội để nghĩ về việc xâu chuỗi sự kiện trong cả vai trò của người đọc và người viết.

Sử dụng Xâu chuỗi khi nào?

Đọc

Trẻ có thể mài giũa kỹ năng Xâu chuỗi của mình khi tự đọc, khi tham gia vào hoạt động đọc theo nhóm hoặc khi nghe bạn đọc truyện.

Trước khi đọc một câu chuyện dài hơn với trẻ, hãy để trẻ điền vào bảng biểucác mục “Mở đầu”, “Thân truyện” và “Kết thúc.

Ngừng lại sau mỗi phần truyện để thảo luận xem chuyện gì đã xảy ra, đồng thời ghi chú thông tin lên bảng biểu.

Bảng 3 cột để ghi phần Mở đầu, Thân truyện và Kết thúc - Xâu chuỗi
Bảng 3 cột để ghi phần Mở đầu, Thân truyện và Kết thúc (Ảnh: Pinterest)

Viết

Xâu chuỗi là một kỹ năng quan trọng trong khi viết. Một cách để trẻ lên kế hoạch cho bài viết của mình là tạo ra bản phác thảo hoặc một Graphic Organizer trước khi bắt đầu viết. Hoạt động này tạo cơ hội để trẻ nghĩ về thứ tự các sự kiện trong truyện mà trẻ mong muốn được kể hoặc thứ tự hợp lý nhất giúp cung cấp thông tin trong một văn bản phi hư cấu.

Sequence chain - một mẫu graphic organizer để xâu chuỗi
Sequence chain – một mẫu graphic organizer để xâu chuỗi (Ảnh: Pinterest)
Xâu chuỗi - Một mẫu hướng dẫn viết lại theo chuỗi
Một mẫu hướng dẫn viết lại theo chuỗi (Ảnh: Engaging Minds)
Một mẫu Graphic Organizer dùng khi thực hành kỹ năng Xâu chuỗi
Một mẫu Graphic Organizer dùng khi thực hành kỹ năng Xâu chuỗi (Ảnh: Pinterest)

Toán học

Toán học tạo nhiều cơ hội để trẻ nghĩ về quá trình giải quyết một dạng vấn đề nhất định nào đó. Quá trình này có thể được tái hiện dưới dạng một chuỗi các bước. Trẻ có thể lên danh sách các bước này, như tìm kiếm mẫu số chung cho một cặp phân số và hợp tác với bạn cùng nhóm để áp dụng các bước đó khi giải bài toán.

Các môn nghiên cứu xã hội học

Khi học về lịch sử, trẻ thường được đề nghị bám sát các chuỗi sự kiện. Xâu chuỗi là một kỹ năng thiết yếu cho các bài học dạng này. Trẻ có thể thực hành Xâu chuỗi bằng cách tạo ra bảng biểu thời gian (timeline) ghi lại thứ tự sự kiện. Một hoạt động thực tiến khác dành cho những trẻ chưa học về các sự kiện lịch sử mà vẫn thực hành được kỹ năng Xâu chuỗi là tạo ra bảng biểu thời gian để ghi lại sự kiện trong chính cuộc đời mình.

Timeline - một biểu đồ hữu ích để xâu chuỗi
Timeline (biểu thời gian) – một biểu đồ hữu ích để xâu chuỗi (Ảnh: Literacy Solutions)
Bảng biểu thời gian các xung đột trong lịch sử Mỹ
Bảng biểu thời gian các xung đột trong lịch sử Mỹ (Ảnh: Elatestprep)

Khoa học

Các thí nghiệm khoa học là cơ hội tuyệt vời để trẻ mài sắc kỹ năng Xâu chuỗi. Trẻ không chỉ thực hành việc tuân thủ thứ tự tiến hành các bước thí nghiệm mà còn được thử nghiệm đảo lộn thứ tự các bước, tìm ra thứ tự hợp lý.

Trẻ có thể nhận ra rằng, một số thí nghiệm khoa học chỉ có thể được tiến hành theo một trình tự nhất định, trong khi một số khác lại có thể được biến tấu linh hoạt.

Ví dụ, thí nghiệm để kiểm tra phản ứng hoá học giữa axit và bazo, trẻ sẽ rót một lượng nhỏ thuốc muối baking soda vào một quả bóng bay. Sau đó, thêm dấm vào. Khí được tạo ra giữa phản ứng baking soda và giấm làm quả bóng phồng lên.

Trẻ có thể mở rộng thí nghiệm này bằng cách thay đổi thứ tự các bước tiến hành. Ví dụ, hỏi trẻ xem kết quả có giống nhau không nếu trẻ đổ dấm vào quả bóng bay trước.

> Danh mục sách tiếng Anh trong Raz-kids mở rộng được thiết kế cho trẻ phát triển kỹ năng này

> XEM THÊM CÁC KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU KHÁC

> Tìm hiểu tổng quan về kỹ năng đọc và các kỹ năng đọc hiểu

Tài liệu tham khảo: