Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng với 9 website sau

Theo báo cáo về tình trạng đọc của học sinh tại Mỹ do Scholastic thực hiện, 73% trẻ tham gia điều tra, gồm cả nam và nữ, tiết lộ thực tế này: Nếu có thể tìm thấy cuốn sách mình thích, trẻ sẽ đọc nhiều hơn. Và dưới đây là danh sách 9 website giúp trẻ dễ dàng, nhanh chóng tìm được cuốn sách tiếng Anh khơi gợi cảm hứng đọc cho mình:

1. WHAT SHOULD I READ NEXT

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: Boing Boing)
(Ảnh: Boing Boing)

Tựa đề đã nói lên tất cả. “Tôi nên đọc gì tiếp theo đây” là công cụ hoàn hảo khi trẻ biết một cuốn sách mình thích và muốn dựa vào đó để tìm những cuốn tiếp theo. What Should I Read Next đưa ra danh sách những cuốn sách liên quan tới cuốn trẻ từng đọc. Sau đó, website này dẫn link tới amazon.com để trẻ tìm hiểu thêm thông tin.

Một công cụ hữu ích khác trên trang web này là thuật ngữ tìm kiếm của cuốn sách, những từ có thể nhấp chuột vào. Chúng mô tả các chủ đề, ý tưởng từ cuốn sách. Nhờ đó, trẻ có nhiều lựa chọn hơn trong một danh mục sách cụ thể. Những thuật ngữ này trải dài từ những thứ khái quát tới những thứ vô cùng cụ thể. Ví dụ: Động vật, huyền bí/tình bạn/giao tiếp con người – động vật…

2. GOODREADS

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: Collegiate Review)
(Ảnh: Collegiate Review)

Nếu trẻ muốn tìm sách mới nhưng chưa có một cuốn sách cụ thể nào để bắt đầu, hãy sử dụng Goodreads.

Mở trang web ra và kéo xuống mục “Search and browse books” (tìm sách). Trẻ sẽ nhấp chuột vào một danh mục cụ thể (“Children” – Trẻ em). Các cuốn sách sẽ hiện ra theo từng đầu mục như “New Release – Mới phát hành”, “Most Read This Week – Đọc nhiều nhất tuần này” và “Popular – Phổ biến”. Những đầu mục này cũng có thể được phân nhỏ thành nhiều mục chi tiết hơn.

Goodreads cũng cung cấp phần tóm tắt, chấm sao, bình luận của độc giả về cuốn sách. Ngoài ra, còn có mục “Readers Also Enjoyed – Sách được độc giả yêu thích”. Như vậy, trẻ không chỉ dễ tìm sách mới hơn mà còn biết liệu cuốn sách đó có được người khác thích không.

3. AMAZON

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: Bookaholic)
(Ảnh: Bookaholic)

Amazon không chỉ là trang mua sách tuyệt vời mà còn là công cụ hữu ích để trẻ tìm sách hay. Nhiệm vụ chính của Amazon là tìm ra các sản phẩm mà người dùng có thể thích dựa trên những sản phẩm mà họ thích trước đó. Vì vậy, tìm sách không còn quá khó khăn nữa. Trẻ sẽ tìm cuốn sách mình thích, nhấp chuột vào tựa đề rồi chọn “Customers who bought this item also bought – Khách mua sản phẩm này còn mua cả…”.

Lợi ích của việc dùng Amazon để tìm sách mới nằm ở chỗ, có thể dựa vào nguồn bình luận khổng lồ từ độc giả. Ví dụ: cuốn “Holes” có tới 4.308 bình luận.

4. WHOOO’S READING

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: www.whooosreading.org)
(Ảnh: www.whooosreading.org)

Công cụ nhật ký đọc này mang tới môi trường hợp tác, nơi trẻ được gợi ý và tìm sách mới.

Thực ra, trẻ không sử dụng Whooo’s Reading để tìm sách mới. Mà trẻ dùng trang web này để ghi lại hành trình đọc và kiếm xu thông thái (Wisdom Coins) để tạo động lực đọc nhiều hơn mỗi ngày. Nhưng với phần cập nhật thông tin theo phong cách Facebook, trẻ có thể chia sẻ và khám phá những cuốn sách mới từ gợi ý của bạn bè.

Trẻ cũng có thể viết bình luận sách. Bạn cùng lớp sẽ xem được phần này. Hoặc trẻ bình luận vào phản hồi của bạn để đưa ra các gợi ý về sách.

Không những thế, vị cố vấn mà trẻ mời (cha mẹ, ông bà, cô dì…) cũng có thể gợi ý sách hay cho trẻ.

5. YOURNEXTREAD

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: The Digital Reader)
(Ảnh: The Digital Reader)

Thêm một nguồn nữa để tìm sách mới dựa trên cuốn sách yêu thích sẵn có của trẻ.

YourNextRead hiển thị các cuốn sách của trẻ dưới dạng mạng lưới được bao quanh bởi các tựa sách tương tự. Trẻ có nhấp chuột vào các cuốn sách này. Nhưng khi đó, các mắt lưới khác sẽ tự động dịch chuyển để tạo thành một mạng lưới sách tương tự mới. Trẻ có thể nhấp chuột vào đường dẫn trên trang này để tới Amazon, Goodreads và xem thêm thông tin về sách.

6. ALLREADERS

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: MakeUseOf)
(Ảnh: MakeUseOf)

Đây là một nguồn tìm sách vô cùng độc đáo. Trẻ có thể tìm kiếm theo tên tác giả, thể loại, cốt truyện, bối cảnh hay nhân vật.

Không giống các trang web gợi ý sách khác, AllReaders giúp trẻ tránh việc đánh giá nội dung sách chỉ qua bìa. Không có hình ảnh của bất cứ cuốn sách nào trên trang web này.

Tuy nhiên, thiếu hình ảnh thì AllReaders bù lại bằng chi tiết. Hồ sơ mỗi cuốn sách cung cấp thông tin tóm tắt, điểm nổi bật, cốt truyện, chủ đề, nhân vật chính, bối cảnh, phong cách viết.

Thông tin này rất cụ thể và giúp độc giả hiểu rõ hơn về cuốn sách. Ví dụ, một cô bé 12 tuổi có thể muốn đọc sách về những cô bé 12 tuổi khác.

Sau khi tìm kiếm, trẻ có thể xem xét danh mục “Books with storylines, themes & endings like – sách có mạch truyện, chủ đề và kết thúc tương tự”. Ví dụ, khi trẻ tìm cuốn “Holes” thì trang web sẽ gợi ý cuốn “The Skin I’m In”. Thay vì quyết định xem đọc hay không đọc cuốn sách này chỉ dựa trên tóm tắt, trẻ có thể di chuột xuống và tìm hiểu các thông tin sau:

  • Giọng điệu: Trầm tư, Suy tưởng
  • Thời điểm: Những năm 2000+
  • Nhân vật chính
  • Giới tính: Nữ
  • Nghề nghiệp: Học sinh
  • Tuổi: Teen
  • Dân tộc: Người Mỹ gốc Phi

Những thông tin này có thể hơi quá nhiều so với trẻ tiểu học. Nhưng học sinh cấp 2 và 3 sẽ thấy thích thú hơn.

7. NOVELRY

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: Novelry)
(Ảnh: Novelry)

Novelry sử dụng những mối liên hệ phổ biến giữa các cuốn sách để đưa ra gợi ý cho trẻ.

Trang web này có tính năng “Explore the Connections”. Theo đó, các chủ đề, đặc điểm và thể loại sẽ được liệt kê ra. Trẻ nhấp chuột vào đó để dẫn tới các cuốn sách khác trong cùng danh mục. Khi tìm sách, trẻ có thể lựa chọn phân loại sách theo tiêu chí dành cho “Adult – Người trưởng thành”, “Young Adult – Thiếu niên” và “Children – Trẻ em”.

8. KIDSREADS

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: Twitter)
(Ảnh: Twitter)

Đây là công cụ do The Book Report Network – nguồn sách online thuộc các mục khác nhau – cung cấp.

KidsReads tập trung vào việc giúp trẻ hào hứng đọc sách bằng cách phân loại sách thật hấp dẫn. Một số danh mục sách nổi bật bao gồm: “Sách chuyển thể thành phim”; “Mới và chất”; “Những cuốn sách nhất định phải có”.

Ngoài các gợi ý sách, trang web còn có mục bình luận sách để giúp trẻ hiểu hơn về những gì mình đọc. KidsReads cũng tổ chức các cuộc thi, trang blog, các cuộc phỏng vấn tác giả… Đây đều là các cơ hội để trẻ khám phá sách mới.

9. THE CHILDREN’S BOOK COUNCIL

Giúp trẻ tìm sách trên mạng dễ dàng hơn với 9 website sau (Ảnh: Blogs - School Library Journal)
(Ảnh: Blogs – School Library Journal)

Khi nhấp chuột vào “Find Books – Tìm sách”, trẻ sẽ được giới thiệu danh sách những phân loại sách độc đáo. Ví dụ: “Hot off the Press – Nóng hổi, mới xuất bản”, “Outstanding Science – Khoa học nổi bật”…

Một tính năng đáng chú ý khác là “Kid Lit News” – cung cấp những thông tin mới nhất liên quan tới sách thiếu nhi. Ví dụ, bản báo cáo trẻ đọc giả trong năm 2016 – “The 2016 What Kids are Reading”.

Theo blog Whooo’s Reading

Top 10 website đọc sách tiếng Anh miễn phí

> Tham khảo website miễn phí giúp ích cho việc học của trẻ

> Tham khảo những cuốn sách tiếng Anh hay

913 Share