4 bước của quá trình tự học

Tự học có thể đầy thử thách, ngay cả với những học sinh xuất
sắc nhất, có động lực tự thân tốt nhất. Bài viết dưới đây giới thiệu 4 giai đoạn
quan trọng nhất trong quá trình tự học.

Bước 1: Đánh giá tinh thần sẵn sàng với việc học

Trẻ cần nhiều kỹ năng và thái độ đúng đắn đối với việc học để
có thể tự học thành công. Ở bước này, trẻ tiến hành tự đánh giá tình thế hiện tại
của mình, thói quen học tập, hoàn cảnh gia đình và hệ thống hỗ trợ tại trường,
tại nhà. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần đánh giá những trải nghiệm tự học trước đây.
Các dấu hiệu trẻ sẵn sàng tự học bao gồm:

  • khả năng tự chủ,
  • biết cách tổ chức, sắp xếp,
  • có ý thức kỷ luật tự thân tốt,
  • giao tiếp hiệu quả,
  • biết chấp nhận phản hồi mang tính xây dựng,
  • có thể tự đánh giá, tự suy ngẫm, xem xét lại bản thân.
4 bước quá trình tự học hiệu quả (Ảnh: Bigtincan Blog)
Ảnh: Bigtincan Blog

Bước 2: Đặt mục tiêu học tập

Việc truyền tải mục tiêu học tập giữa học sinh với người hướng
dẫn là cực kỳ quan trọng. Bên cạnh đó, còn phải nhắc tới hợp đồng học tập. Nó có
ý nghĩa quan trọng không kém trong việc hình thành hiểu biết rõ ràng về mục tiêu
học tập. Hợp đồng học tập nhìn chung bao gồm:

  • Mục tiêu cho một đơn vị học tập
  • Cấu trúc và trình tự hoạt động
  • Tiến trình hoàn thành các hoạt động
  • Các chi tiết về nguồn tài nguyên cho mỗi mục tiêu
  • Các chi tiết về quá trình chấm điểm, đánh giá
  • Phản hồi và đánh giá sau khi hoàn tất từng mục tiêu
  • Kế hoạch gặp gỡ với người hướng dẫn
  • Thống nhất về các chính sách liên quan tới đơn vị học tập đó, ví dụ, chính sách về nộp bài muộn

Khi đã được lập ra, hợp đồng học tập nên được đánh giá về mức
độ khả thi. Có thể đặt ra những câu hỏi như: Có thể xảy ra những sai sót gì? Công
việc quá nhiều hay quá ít? Tiến trình thực hiện và việc đánh giá như vậy đã hợp
lý chưa?…

Ảnh: Kurwongbah State School

Bước 3: Tham gia tích cực vào quá trình học tập

Học sinh cần hiểu rõ bản thân với tư cách một người học để nắm
bắt nhu cầu của mình khi tự học. Trẻ có thể tham khảo trả lời một số câu hỏi
sau:

  • Nhu cầu của tôi là gì: phương pháp hướng dẫn?
  • Giáo viên yêu thích của tôi? Lý do?
  • Khác biệt của giáo viên đó so với những giáo viên khác?

Trẻ nên xem lại, nghiền ngẫm, suy tư về những câu hỏi trên
trong suốt chương trình của mình và thay “giáo viên” bằng “người hướng dẫn”.

Trẻ cũng cần nắm bắt hướng tiếp cận của mình đối với việc học:

  • Tiếp cận theo chiều sâu: Liên quan tới sự chuyển đổi, hướng tiếp cận này là lý tưởng dành cho người tự học. Cụ thể, nó liên quan đến việc trẻ thấu hiểu các ý tưởng, biết vận dụng kiến thức vào tình huống mới, sử dụng ví dụ mới lạ để giải thích một khái niệm và học nhiều hơn yêu cầu được đặt ra đối với đơn vị học tập đó.
  • Hướng tiếp cận bề mặt: Liên quan tới sự “sinh sôi nảy nở”, trẻ tiếp cận theo bề mặt đối diện với những yêu cầu của đơn vị bài học. Trẻ chỉ học theo yêu cầu để hoàn thành tốt đơn vị học tập đó và có xu hướng nhắc lại ví dụ, lý giải có trong các văn bản đã đọc.
  • Hướng tiếp cận chiến lược: Liên quan tới sự sắp xếp có tổ chức, trẻ đạt được điểm cao nhất có thể. Trẻ học theo những gì được yêu cầu để qua kỳ thi, ghi nhớ thông tin và dành thời gian thực hành từ các bài thi trước.

Những nhiệm vụ học thuật ban đầu có thể khuyến khích hướng
tiếp cận bề mặt hoặc chiến lược đối với việc học. Hai cách tiếp cận này sẽ chưa
đủ (thậm chí chưa phù hợp) để tự học thành công. Tự học đòi hỏi tiếp cận theo
chiều sâu với việc học. Cụ thể, trẻ phải hiểu các ý tưởng, đủ khả năng vận dụng
kiến thức vào tình huống mới. Trẻ cần khơi gợi được những kết nối của chính mình
và là động lực của chính mình.

Ảnh: SlideShare

Bước 4: Đánh giá việc học

Để thành công khi tự học, trẻ cần tích cực tham gia vào quá
trình phản tư, tự đánh giá về mục tiêu và tiến độ học tập trong một đơn vị bài
học cụ thể. Để hỗ trợ quá trình tự đánh giá này, trẻ nên:

  • thường xuyên tham khảo ý kiến từ người hướng dẫn
  • tìm kiếm phản hồi, và
  • tham gia vào việc xem xét, nhìn nhận, đánh giá thành tựu của mình, liên quan tới những câu hỏi như:
  1. Làm thế nào biết được những gì tôi vừa học?
  2. Tôi có đủ linh hoạt để biến đổi và vận dụng kiến thức không?
  3. Tôi có tự tin khi giải thích các tài liệu không?
  4. Khi nào tôi biết mình học đủ rồi?
  5. Thời gian thực hiện phản tư và thời gian xin tư vấn từ người hướng dẫn là khi nào?
Ảnh: td.org

Trách nhiệm của người tự học, người hướng dẫn

Vai trò của học sinh

  • Tự đánh giá mức độ sẵn sàng với việc học
  • Định nghĩa mục tiêu học tập và lập hợp đồng học tập
  • Giám sát quá trình học tập
  • Chủ động thực hiện 4 giai đoạn của quá trình tự học – là động lực của chính mình.
  • Tái đánh giá và thay đổi mục tiêu khi được yêu cầu trong quá trình học
  • Tham vấn người hướng dẫn theo yêu cầu

Vai trò của người hướng dẫn

  • Xây dựng môi trường học tập hợp tác
  • Giúp tạo động lực và hướng dẫn trải nghiệm học tập của trẻ
  • Hỗ trợ cơ sở vật chất cho việc học của trẻ
  • Sẵn sàng để tư vấn một cách thích hợp trong quá trình học
  • Hoạt động với tư cách người cố vấn thay vì là một hướng dẫn viên chính thống

Theo Uwaterloo