Xác định thành tố truyện – kỹ năng đọc hỗ trợ viết hiệu quả

Hướng dẫn trẻ quá trình xác định các thành tố truyện (story elements) giúp trẻ nắm vững kết cấu truyện, từ đó nâng cao khả năng đọc hiểu, cảm nhận.

Xác định thành tố truyện là gì?

Thông thường, các thành tố của một câu chuyện bao gồm:

  • cốt truyện
  • nhân vật
  • bối cảnh
  • giải pháp
  • chủ đề

    Story Elements Clipart (Ảnh: 81 skywrite.me)
    Story Elements Clipart (Ảnh: 81 skywrite.me)

Cốt truyện thường xoay quanh một vấn đề hoặc mâu thuẫn được giới thiệu ở phần đầu câu chuyện và giải quyết ở phần cuối.

Khả năng xác định thành tố truyện hỗ trợ khả năng hiểu, hiểu sâu và cảm thụ câu chuyện. Từ những kiến thức cơ bản này, trẻ sẽ học cách tự sáng tác câu chuyện của riêng mình.

Một biểu đồ hình (Graphic Organizer), như bản đồ câu chuyện (story map) có thể giúp trẻ sắp xếp bằng hình ảnh các thành tố truyện. Nhờ đó, trẻ sẽ nhớ chi tiết truyện, biết cách tóm tắt, kể lại truyện tốt hơn.

Ảnh: Ninja Plans
Ảnh: Ninja Plans
Ảnh: Have Fun Teaching
Ảnh: Have Fun Teaching
Ảnh: Excelsior College OWL
Ảnh: Excelsior College OWL

Tầm quan trọng của việc Xác định thành tố truyện

–  Nhận biết truyện được tổ chức, sắp xếp như thế nào là bước quan trọng để hiểu câu chuyện.

– Theo Dickson và cộng sự (1998), thông qua quá trình hiểu về kết cấu, nhân vật, bối cảnh, mâu thuẫn, giải pháp… của câu chuyện, trẻ học được cách xử lý thông tin.

– Irvin năm 1998 cũng nhận định, việc “nhận biết cấu trúc văn bản” là một kỹ năng “siêu nhận thức” cực kỳ quan trọng.

Làm thế nào để thực hành Xác định thành tố truyện?

1. Bắt đầu bằng việc trò chuyện với trẻ về các thành tố truyện.

Bạn có thể tiến hành việc này từ khi trẻ còn ở độ tuổi mẫu giáo. Sau đó, cố gắng duy trì cho tới hết cấp 3.

Hãy dựa trên trải nghiệm và kiến thức nền của trẻ để quyết định:

  • mức độ chi tiết và độ khó của các khái niệm thành tố truyện mà bạn giới thiệu cho trẻ
  • loại biểu đồ hình (Graphic Organizer) mà bạn sẽ sử dụng.

> Đối với trẻ nhỏ hơn, hãy giới thiệu với trẻ các thành tố truyện mà trẻ thấy quen thuộc. Ví dụ: thông qua một câu chuyện cổ tích chẳng hạn.

> Đối với trẻ lớn, thành tố truyện có thể mở rộng hơn, bao gồm: cốt truyện, mâu thuẫn, giải pháp, chủ đề, không khí, xung đột ngày càng căng thẳng, cao trào và bước ngoặt.

Ảnh: urbanized.us
Ảnh: urbanized.us

2. Câu hỏi để xác định thành tố truyện

  • Characters: Who is in the story? (beginning) – Nhân vật: Truyện nói về ai? (phần đầu)
  • Setting/Place: Where does the story take place? (beginning) – Bối cảnh/Địa điểm: Câu chuyện diễn ra ở đâu? (phần đầu)
  • Time: When does the story happen? (beginning) – Thời gian: Câu chuyện diễn ra khi nào? (phần đầu)
  • Problem: What is it that one or more characters wants to do or wants to happen by the end of the story? (middle) – Vấn đề: Nhân vật trong truyện muốn làm gì hoặc muốn chuyện gì xảy ra ở cuối truyện? (phần thân)
  • Events: What happens in the story that helps the characters solve the problem? (middle) – Sự kiện: Điều gì xảy ra trong truyện giúp nhân vật giải quyết vấn đề? (phần thân)
  • Solution: What happened at the end of the story that tells how the characters solved the problem? (end) – Giải pháp: Điều gì xảy ra ở cuối truyện cho chúng ta thấy cách nhân vật giải quyết vấn đề (phần kết)

3. Lưu ý

  • Hãy nói với trẻ rằng, tất cả các câu chuyện đều có thành tố giống nhau. Do đó, xác định những thành tố này giúp tăng khả năng hiểu truyện của trẻ.
  • Chọn những câu chuyện có mâu thuẫn và giải pháp rõ ràng cho trẻ mới làm quen với kỹ năng này.
  • Khi trẻ thuần thục hơn, giao cho trẻ những câu chuyện phức tạp hơn để kích thích tư duy phản biện của trẻ.

    Ảnh: MPM School Supplies
    Ảnh: MPM School Supplies

4. Các bước hướng dẫn trẻ Xác định thành tố truyện

– Đọc to truyện cho trẻ nghe.

– Dừng lại ở một số điểm quan trọng để thảo luận, cùng trẻ hỏi – đáp.

– Điền vào biểu đồ hình (Graphic Organizer). Sử dụng phương pháp Think Aloud – nói to ra suy nghĩ của mình – để giúp trẻ hiểu quá trình bạn xác định thành tố truyện như thế nào.

– Khi trẻ đã quen, có thể vẫn đọc cho trẻ nghe hoặc yêu cầu trẻ tự đọc.

– Đặt ra các câu hỏi hướng dẫn trẻ chú ý tới thành tố truyện cũng như nội dung cụ thể của truyện:

Who are the main characters in the story? How would you describe them? (Ai là nhân vật chính trong truyện? Con có thể mô tả họ như thế nào?)

What is the setting of the story (where and when does it take place)? (Bối cảnh của truyện là gì (ở đâu, khi nào truyện diễn ra)?)

What is the central problem of the story? How is it solved? (Vấn đề trọng tâm của truyện là gì? Nó được giải quyết như thế nào?)

How does the author want us to feel after reading the story? (Tác giả muốn chúng ta cảm nhận như thế nào sau khi đọc truyện?)

– Đề nghị trẻ hoàn thành biểu đồ hình (Graphic Organizer) một mình hoặc theo nhóm. Có thể dùng biểu đồ hình để đưa ra dự đoán hoặc làm công cụ hỗ trợ cho việc thảo luận.

Làm thế nào để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ?

1. Thử thách khả năng của trẻ bằng cách chọn những câu chuyện có nhiều nhân vật, nhiều tình tiết với mức độ quan trọng khác nhau.

2. Trẻ cũng có thể sử dụng biểu đồ hình (Graphic Organizer) để xác định thành tố truyện. Đây là bước chuẩn bị cho hoạt động viết.

3. Một ý tưởng nữa cũng hướng tới mục tiêu tự viết truyện.

  • Đó là đề nghị trẻ tạo ra những tấm thẻ có kích thước 4×6 ghi thông tin về các nhân vật, bối cảnh, xung đột. Chúng là thành tố của câu chuyện mà trẻ có thể viết ra.
  • Sau đó, để trẻ trộn chỗ thẻ lên, mỗi người chọn 1 thành tố để viết truyện.
  • Có thể kết hợp viết và vẽ minh hoạ cho câu chuyện này.
  • Chia sẻ câu chuyện của mình với nhóm (nếu có nhóm trẻ).

4. Ở cấp độ cao hơn, bạn nên giúp trẻ phân tích câu chuyện theo nhiều tầng bậc, trong đó có cả việc giải mã các biểu tượng.

Ví dụ:

  • Ở cấp độ 1, Huckleberry Finn là câu chuyện về 2 cậu bé và cuộc phiêu lưu của họ tại một thị trấn nhỏ ven sông Mississippi.
  • Ở cấp độ 2, đó là câu chuyện về phân biệt chủng tộc và mâu thuẫn giữa tự do với văn minh.

Đề nghị trẻ bày tỏ ý kiến và viết về truyện vừa đọc. Sử dụng thông tin trong truyện để chứng minh cho một điều gì đó. Ví dụ, liệt kê các hành động chứng tỏ lòng can đảm của nhân vật.

Vận dụng kỹ năng Xác định thành tố truyện ở đâu?

1. Đọc

Hướng dẫn trẻ vận dụng kỹ năng Xác định thành tố truyện để:

  • tìm hiểu kết cấu một câu chuyện,
  • chuẩn bị cho một buổi giới thiệu sách,
  • tóm tắt hoặc kể lại truyện,
  • chỉ ra chuỗi các sự kiện của truyện.

2. Viết

  • Trẻ cũng có thể sử dụng biểu đồ hình (Graphic Organizer) để phác thảo phần đầu, phần thân và phần kết câu chuyện trước khi viết.
  • Ngoài ra, trẻ có thể tạo ra các hình ảnh minh hoạ cho mỗi thành tố truyện thay vì viết. Phần minh hoạ này có thể được dùng để sáng tác các cuốn sách tranh không lời.
  • Một lựa chọn khác là viết truyện đi kèm phần minh hoạ.

Ví dụ cụ thể về thực hành kỹ năng Xác định thành tố truyện

  • Cuốn sách: Danny and the Dinosaur
  • Tác giả: Syd Hoff

Phần giới thiệu đầu

1. Giới thiệu với trẻ rằng, bạn sẽ đọc cho trẻ nghe câu chuyện “Danny and the Dinosaur” của tác giả Syd Hoff.

2. Mô tả các thành tố trong truyện, sử dụng biểu đồ hình (Graphic Organizer).

3. Cho trẻ biết, việc sắp xếp các phần (đầu, thân, kết) của một câu chuyện sẽ giúp trẻ hiểu truyện tốt hơn.

Hướng dẫn cụ thể với câu chuyện “Danny and the Dinosaur”

Bước 1:

Thảo luận với trẻ về việc tới bảo tàng:

  • Với trẻ đã được đi bảo tàng: hỏi trẻ thích nhất điều gì ở đó.
  • Với trẻ chưa được đi bảo tàng: cho trẻ xem vài bức ảnh về bảo tàng trên mạng, nói về một số loại bảo tàng và những gì có trong đó.

Bước 2:

Đọc to câu chuyện “Danny and the Dinosaur”.

Bước 3:

Đặt câu hỏi cho trẻ về các thành tố trong truyện:

  • Cover: Who do you think the characters will be in this story? (Bìa sách: Con nghĩ sẽ có những nhân vật nào trong truyện này?)
  • Cover: Where does this story take place? (Bìa sách: Câu chuyện này xảy ra ở đâu?)
  • pg 8: What did Danny like best about the museum? If you were in the museum with Danny, which displays would you be sure to visit? Why? (Trang 8: Điều gì khiến Danny thích nhất ở bảo tàng? Nếu con có mặt ở bảo tàng cùng bạn Danny, con chắc chắn sẽ thăm quan hiện vật nào? Tại sao?)
  • pg 13: Make a prediction. What event do you think will happen next? (Trang 13: Nào, cùng đưa ra dự đoán nhé. Theo con, chuyện gì xảy ra tiếp theo?)
  • pg 20: Why did the dinosaur think that the buildings were rocks? (Trang 20: Tại sao chú khủng long lại nghĩ rằng các toà nhà là các khối đá?)
  • pg 36: How did the other animals at the zoo feel when Danny and the dinosaur visited? (Trang 36: Những loài động vật khác trong vườn bách thú cảm thấy thế nào khi Danny và chú khủng long ghé chơi?)
  • pg 38: What are some of the places Danny and the dinosaur have been so far? (Trang 38: Những nơi mà Danny và chú khủng long đã tới thăm cho tới lúc này?)
  • pg 59: Why did the children pretend that they couldn’t find the dinosaur? (Trang 59: Tại sao bọn trẻ lại giả vờ là mình không tìm ra chú khủng long?)
  • pg 62: What was the solution of the story? Where did the dinosaur go at the end of the day? (Trang 62: Câu chuyện kết thúc như thế nào? Chú khủng long đi đâu vào cuối truyện?)

Bước 4:

  • Bạn có thể dừng lại vài lần khi đọc truyện để vẽ một vài minh hoạ nhanh, giúp ghi nhớ các tình tiết.
  • Hãy đảm bảo rằng các bức vẽ nhanh này chỉ giúp bạn sắp xếp các tình tiết trong truyện, không cần phải cầu kỳ vẽ sao cho đẹp.

Bước 5:

Sau khi đọc truyện, đề nghị trẻ điền vào biểu đồ các phần Beginning (phần đầu), Middle (phần thân), End (phần kết).

Bước 6:

Khi các tình tiết cơ bản của câu chuyện đã được sắp xếp, giới thiệu với trẻ bản đồ câu chuyện và thảo luận về các thành tố truyện.

Sử dụng các câu hỏi dưới đây để hướng dẫn trẻ điền vào bản đồ truyện:

  • Who are the main characters? (Nhân vật chính là ai?)
  • What is the problem in the story? (Vấn đề trong truyện là gì?)
  • What is the setting of the story? (Bối cảnh truyện là gì?)
  • What are three main events? (3 sự kiện chính của truyện là gì?)
  • How do the characters solve the problem? (Các nhân vật giải quyết vấn đề như thế nào?)

Bước 7:

Đề nghị trẻ vẽ hình minh hoạ cho một thành tố trong truyện. Trẻ có thể vẽ về nhân vật hoặc về một tình tiết nào đó.

Bước 8:

Sau khi trẻ hoàn thành, đề nghị trẻ tóm tắt, kể lại câu chuyện.

Bước 9:

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc xác định thành tố truyện:

  • hướng dẫn trẻ sử dụng biểu đồ hình xâu chuỗi (sequence chain graphic organizer)
  • sắp xếp các tình tiết trong truyện trước,
  • sau đó mới dùng thông tin này để điền vào bản đồ truyện.

Bước 10:

  • In cho trẻ một tờ bản đồ truyện để trống.
  • Đề nghị trẻ thực hành xác định thành tố truyện với một câu chuyện trẻ đã đọc.

Theo Teacher Vision

> XEM THÊM CÁC KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU KHÁC

> Tìm hiểu tổng quan về kỹ năng đọc và các kỹ năng đọc hiểu