21 sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu

Đọc hiểu là một trong những kỹ năng phức tạp nhất để dạy cho trẻ. Nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là kỹ năng quan trọng nhất. Trẻ không chỉ thành công trong những môn học, lĩnh vực khác mà còn tạo thành thói quen suốt đời: đọc sách khi muốn giải trí, hoặc để bổ sung, cập nhật tri thức. Điều đó sẽ đạt được khi trẻ hiểu những gì mình đọc một cách sâu sắc. Nhiều yếu tố tham gia quá trình phát triển khả năng đọc hiểu, như: xây dựng vốn từ vựng đủ rộng; đặt câu hỏi; tạo liên hệ và hình ảnh hoá.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: We Are Teachers)

Dưới đây là 25 sơ đồ tổng kết đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu về đọc hiểu. Bạn có thể sử dụng chúng khi hướng dẫn con về kỹ năng quan trọng này.

Khả năng tự kiểm soát khi đọc

Tự kiểm soát đóng vai trò then chốt trong thành công của kỹ năng đọc hiểu ở mọi trình độ. Trao cho trẻ một số câu hỏi để trẻ tự hỏi chính mình trong khi đọc là bước đầu tiên giúp trẻ hiểu những gì mình đọc.

 Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

  • Điều gì xảy ra trong câu chuyện?
  • Chuyện gì xảy ra với nhân vật?
  • Nhân vật có thay đổi không?
  • Vấn đề là gì?
  • Vấn đề có được giải quyết không? Nếu có, bằng cách nào?
  • Từ này có thể có nghĩa là gì?

Người đọc tự kiểm soát bản thân để hiểu ý nghĩa những gì đang đọc.

Chọn cuốn sách đúng

Khả năng hiểu có liên hệ chặt chẽ với khả năng đọc hiện tại của trẻ. Biết cách chọn cuốn sách đúng cho mình có thể giúp trẻ tự tin hơn khi đọc hiểu.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Độ dễ khó của một cuốn sách được ví như khi bạn đạp xe leo dốc, đi trên đường bằng phẳng và khi xuống dốc.

Cuốn sách khó so với bạn:

  • có từ 5 từ trở lên mà bạn không biết
  • việc đọc có vẻ trúc trắc, không suôn sẻ
  • bạn không hiểu những gì đang đọc
  • khó để tập trung

Cuốn sách quá dễ:

  • có 0-1 từ bạn không biết
  • đọc hoàn toàn trôi chảy – không bị vấp váp gì hết
  • không phải vận dụng trí não gì nhiều khi đọc

Cuốn sách đúng, vừa hợp với bạn:

  • có 2-3 từ bạn không biết
  • bạn hiểu phần lớn nội dung câu chuyện
  • cảm thấy thích thú
  • việc đọc chủ yếu trôi chảy – chỉ đôi chỗ vấp váp

Hiểu những gì mình đọc trông như thế nào

Đặt ra kỳ vọng cho những gì mình đọc có thể giúp đặt nền móng cho khả năng hiểu trong hình ảnh dưới đây.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Đọc giả

Đọc thật

  • Không đọc các trang
  • Lật giở nhanh qua các trang
  • Chỉ nhìn hình minh hoạ
  • Đọc toàn bộ chương sách trong 5 phút
  • Nhìn ngó xung quanh
  • “Giở vờ” đang đọc
  • Bỏ qua các trang sách
  • Ở nguyên một trang sách
  • Nói chuyện với bạn
  • Nhận xét chung chung

 

  • Tập trung vào các trang sách (thực sự đọc các từ)
  • Không nói chuyện
  • Đọc trôi chảy
  • Không muốn đặt cuốn sách xuống
  • Đặt câu hỏi thể hiện thắc mắc
  • Hình ảnh hoá (hình ảnh trong tâm trí)
  • Đưa ra dự đoán
  • Xác nhận/xem xét lại dự đoán
  • Hoàn toàn tập trung
  • Đặt mình vào địa vị nhân vật

Định nghĩa từ

Để trẻ hiểu những gì mình đọc, cần dạy trẻ phải làm gì khi gặp từ không biết. Sơ đồ này có thể giúp bạn làm điều đó.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Khi băn khoăn về nghĩa của một từ, bạn có thể tìm hiểu bằng những cách như:

  • đọc xung quanh từ đó
  • nhìn vào các dấu hiệu văn bản: ký tự (mũi tên…), bản đồ, chữ in đậm, hình ảnh đi kèm…
  • nghĩ về các bộ phận của từ (tiền tố “un” tương đương “không”…)
  • chọn từ thay thế
  • đây có phải từ đa nghĩa không?

Hình ảnh hoá

Hình ảnh hoá là một phần quan trọng để hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu. Bản chất của phương pháp này là giúp trẻ thấy được “hình ảnh chuyển động trong tâm trí” gợi lên trong khi đọc.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Hình ảnh hoá là gì?

Khi chúng ta đọc, chúng ta phải lắng nghe các từ và tạo ra hình ảnh trong tâm trí đi kèm các từ đó.

  • Mình đang vẽ nên bức tranh…
  • Mình có thể hình dung…
  • Mình có thể nhìn, ngửi, nghe, nếm, chạm…

Đọc trôi chảy

Trôi chảy là một phần quan trọng khác của đọc hiểu. Khi trẻ thiếu sự thuần thục trong các biểu cảm khi đọc, nhịp điệu, độ trôi chảy, trẻ sẽ khó hiểu được những gì mình đọc.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Người đọc trôi chảy trông như thế nào:

  • đọc DIỄN CẢM
  • biết cách tạo KẾT NỐI
  • nghe rất TỰ NHIÊN
  • HIỂU những gì mình đọc
  • đọc như thể đang NÓI

Xử lý một văn bản

Sơ đồ này chủ yếu dành cho việc tổng kết kỹ năng đọc hiểu cho các đoạn văn có trong bài thi. Nhưng cách tiếp cận của nó rất đáng học hỏi. Đó là phân nhỏ một đoạn văn bản dài thành các nhiệm vụ cụ thể để hỗ trợ khả năng hiểu.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Cách xử lý văn bản dài:

  1. Đọc và khoanh tròn tựa đề
  2. Dò và đánh số các đoạn văn
  3. Gạch chân câu chủ đề
  4. Đọc đoạn văn
  5. Khoảnh tròn 3 từ/cụm từ quan trọng
  6. Dừng lại về viết ra những gì bạn nghĩ
  7. Lặp lại bước 3-6 với mỗi đoạn văn.

Kể lại câu chuyện

Kể lại hay tóm tắt là bước kiểm tra quan trọng về mức độ hiểu của trẻ. Liệu trẻ có thể xác định các sự kiện chính và nhân vật trong truyện không?

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Khi giáo viên muốn bạn kể lại câu chuyện, tức là muốn biết:

  • Có những ai trong truyện (nhân vật)
  • Câu chuyện diễn ra ở đâu (bối cảnh)
  • Thứ tự diễn biến sự việc

Lưu ý: sử dụng các từ khoá như: Trước hết/Đầu tiên; Sau đó; Tiếp theo, Cuối cùng, Rốt cuộc…

Tìm ý chính

Hiểu ý chính là một trong những nhiệm vụ cấp độ cao khi đọc hiểu. Khi đó, trẻ phải xác định được văn hoá chủ yếu nói về điều gì. Ngay cả khi nó không được diễn tả một cách trực tiếp, rõ ràng.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Trước khi đọc:

  • Nhìn vào tựa đề
  • Các đặc điểm văn bản
  • Văn bản sẽ nói về gì?
  • Văn bản thuộc thể loại hư cấu hay phi hư cấu?

Trong quá trình đọc:

  • Tìm các từ, hình ảnh, ý tưởng, thông tin, chủ đề lặp lại

Sau khi đọc:

  • Ý tưởng hay suy nghĩ quan trọng nhất về chủ đề?
  • Nhân vật đối mặt với mâu thuẫn như thế nào?

Hiểu về nhân vật

Nhìn vào một nhân vật từ hình dáng bên ngoài tới nội tâm.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Góc nhìn

Hiểu về góc nhìn của câu chuyện có thể không hề dễ đối với trẻ mới bắt đầu đọc. Sơ đồ này sẽ hỗ trợ bé trong những bước đầu tiên.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Góc nhìn: Ai đang kể câu chuyện

  • Ngôi thứ nhất: Câu chuyện được kể bởi một trong các nhân vật: tôi, chúng tôi, chung ta
  • Ngôi thứ hai: Người kể chuyện nói với người đọc: bạn, các bạn
  • Ngôi thứ ba: Câu chuyện được người kể chuyện kể lại: anh ấy, cô ấy, họ…

Hành trình của nhân vật

Khích lệ trẻ nghĩ về cách nhân vật thay đổi từ lúc đầu tới cuối truyện. Đặt cho trẻ những câu hỏi như: Điều gì khiến nhân vật thay đổi? Những ai liên quan tới thay đổi đó? Nhân vật đã học được gì qua quá trình này?

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

 

  • Bắt đầu câu chuyện: Người đọc hiểu về điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật chính
  • Diễn biến câu chuyện: Các sự việc xảy ra thay đổi suy nghĩ về cuộc đời của nhân vật chính
  • Kết thúc câu chuyện: Nhân vật chính cho thấy sự trưởng thành.

Đặt và trả lời câu hỏi

Đặt câu hỏi là trái tim của đọc hiểu. Nó giúp trẻ thu hẹp khoảng cách giữa đọc trên bề mặt (những gì xảy ra trong truyện) và đọc ở mức độ sâu hơn (chủ điểm hay bài học đạo đức của truyện).

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

 

Có thể đặt và trả lời câu hỏi trong lúc đọc như thế nào:

  • Tựa đề nói với tôi điều gì về câu chuyện?
  • Truyện nói về ai hay cái gì?
  • Các chi tiết nào quan trọng nhất?
  • Truyện diễn ra khi nào và ở đâu (bối cảnh)?
  • Hình minh hoạ nói với tôi điều gì?
  • Bài học đạo đức, thông điệp câu chuyện gửi gắm là gì?
  • Các diễn biến chính của câu chuyện là gì?

Đọc sâu hơn

Dạy trẻ sự khác biệt giữa các câu hỏi cơ bản có – không (câu hỏi “mỏng”) và câu hỏi giúp tìm hiểu ý nghĩa sâu hơn của những gì trẻ đọc (câu hỏi “dày”). Khi có thể trả lời những câu hỏi khó hơn về truyện, mức độ hiểu của trẻ đã được nâng cao lên.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

 

Những người đọc thấu đáo biết cách đặt câu hỏi:

Câu hỏi “mỏng” – đáp án ngay ở đó

Câu hỏi “dày” – phải suy nghĩ và
tìm kiếm mới có đáp án

  • dễ trả lời
  • có thể tìm thấy đáp án ngay trong văn bản
  • có thể là câu hỏi chỉ cần trả lời “có” – “không”
  • thường chỉ có 1 câu trả lời
  • khó trả lời hơn
  • cần suy nghĩ và sử dụng phương pháp tìm ra đáp án
  • cần sử dụng chứng cứ từ văn bản
  • nhiều câu trả lời cho cùng 1 câu hỏi
Ai? Cái gì? Bao nhiêu? Khi nào? Ở đâu? Có hay Không? Tại sao? Làm thế nào? Mình thắc mắc…? Chuyện gì sẽ xảy ra?

Nguyên nhân – Kết quả

Hiểu về nguyên nhân kết quả cũng là một nhiệm vụ đọc hiểu cấp độ cao.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

  • Nguyên nhân: Tại sao điều gì đó xảy ra
  • Kết quả: Điều gì xảy ra

Từ dấu hiệu: Nếu… rồi sau đó; Khi… rồi sau đó…; Bởi vì.

  • Nguyên nhân: Kết quả là…; Vậy nên…; Rốt cuộc…
  • Kết quả: Lý do tại sao…; Do đó…; Có thể vì…

Tạo kết nối

Bạn có thể chắc chắn trẻ hiểu những gì mình đọc khi chúng bắt đầu liên hệ câu chuyện với bản thân và thế giới xung quanh.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

  • Kết nối giữa văn bản – văn bản: Câu chuyện gợi cho tôi nhớ đến cuốn sách..
  • Kết nối văn bản với bản thân: Câu chuyện gợi tôi nhớ về khoảng thời gian…
  • Kết nối văn bản – thế giới: Câu chuyện nhắc tôi nhớ tới một điều trong thế giới…

Hiểu cốt truyện

Sơ đồ này giúp trẻ hiểu “động cơ” lái mọi câu chuyện đi như thế nào.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Cốt truyện là gì? Đó là chuỗi sự việc cơ bản trong một câu chuyện hay văn bản.

Hiểu về cốt truyện qua hình ảnh một ngọn núi:

  • Chân núi bên này: Giới thiệu – phần giới thiệu cung cấp những chi tiết cần thiết về nhân vật và bối cảnh.
  • Các đoạn dốc: Hành động nảy sinh – Phần này câu chuyện phát triển vấn đề hay mâu thuẫn thông qua chuỗi sự việc giúp tạo hứng thú và/hoặc nghi vấn.
  • Đỉnh núi: Cao trào – Bước ngoặt của câu chuyện khi vấn đề/mâu thuẫn đạt tới đỉnh điểm
  • Sườn núi bên kia: Hành động đi xuống – Sự việc/các sự việc sau cao trào hay bước ngoặt, dẫn tới kết cục
  • Chân núi bên kia: Giải pháp/kết cục – Kết luận của câu chuyện tiết lộ giải pháp cho vấn đề hoặc mâu thuẫn.

Suy luận

Để đưa ra suy luận, trẻ phải phân biệt được những gì được nói và không được nói trên trang sách. Sơ đồ này minh hoạ một cách dễ hiểu cho trẻ về phương pháp đọc hiểu quan trọng này.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Làm thế nào để suy luận?

  • Suy luận của tôi có dựa trên dự đoán nào không?
  • Suy luận của tôi có dựa trên thông tin sẵn có?
  • Dừng lại. Trở lại với văn bản.
  • Tôi dùng thông tin nào để đưa ra suy luận này?
  • Tư duy của tôi ổn như thế nào?
  • Kế luận của tôi không được hỗ trợ bằng các chi tiết trong truyện.
  • Tôi có thể tìm bằng chứng ủng hộ cho kết luận của mình.
  • Tôi có cần thay đổi suy nghĩ không? Tôi có cần xem xét thông tin bổ sung trước khi đi tới kết luận?

Đọc dựa trên bằng chứng

Thể hiện khả năng hiểu những gì mình đọc bằng cách chỉ ra bằng chứng trong văn bản.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Trẻ có thể dùng các từ, cụm từ để giới thiệu bằng chứng như: Bởi vì; Ví dụ; Tác giả nhấn mạnh rằng; Theo văn bản; Từ những gì đọc được, tôi biết rằng…

Mục đích của tác giả

Tại sao tác giả lại viết cuốn sách này? Mục đích để thuyết phục, để thông tin hay để giải trí? Mục đích của tác giả có thể tác động tới cách bạn đọc một bài báo hay câu chuyện.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

  • Mục đích thuyết phục: Tác giả đang cố gắng khiến bạn làm hay thử gì đó – ví dụ: quảng cáo, bài bình luận, nhận xét…
  • Thông tin: Tác giả đang cố gắng đưa cho bạn thông tin và dạy bạn về các kiến thức – ví dụ: tài liệu, lịch sử, phi hư cấu, tiểu sử, công thức chế biến, khoa học…
  • Giải trí: Tác giả đang cố gắng giúp bạn tận hưởng câu chuyện bằng cách duy trì sự chú ý của độc giả – ví dụ: truyện hài, truyện tranh, bí ẩn, giả tưởng, hư cấu, phiêu lưu – mạo hiểm…

Tổng hợp

Tổng hợp là khi trẻ thay đổi suy nghĩ của mình trong quá trình đọc. Trẻ vận dụng toàn bộ phương pháp học được để hình thành nên suy nghĩ, ý kiến và kết luận của mình.

Sơ đồ tổng kết về phương pháp, kỹ năng đọc hiểu (Ảnh: via We Are Teachers)

Tư duy của tôi lớn lên và thay đổi khi đọc: Lúc đầu tôi nghĩ là…; Khi đọc, tôi nghĩ là…; Cuối cùng, tôi nghĩ là…

Theo We Are Teachers

Tổng quan về kỹ năng đọc và đọc hiểu

Tham khảo các kỹ năng, phương pháp đọc hiểu