Những điều cha mẹ cần biết về kỹ năng viết cho trẻ 4-5 tuổi

Bộ tài liệu khoa học cung cấp thông tin chi tiết về kỹ năng viết được biểu hiện như thế nào theo từng độ tuổi của trẻ. Trong bài viết này giới thiệu 5 mẫu bài viết của trẻ 4-5 tuổi kèm phân tích cụ thể. Bên cạnh đó là những gợi ý dành cho cha mẹ để giúp con phát triển khả năng viết.

> Những điều cha mẹ cần biết về kỹ năng viết cho trẻ 2-4 tuổi

Mẫu 1

1. Bối cảnh viết:

Một cậu bé 5 tuổi vẽ bức tranh này trong buổi học viết ở lớp
mầm non. Tại đây, các con được tự do lựa chọn chủ đề.

2. Phân tích:

  • Cậu bé này đang trong giai đoạn viết bước đầu và
    có một ý tưởng muốn chia sẻ.
  • Cậu bé sử dụng nhiều chi tiết trong bức tranh của
    mình. Có rất nhiều người – trên phố, trong toà nhà và người lái xe buýt. Bức
    tranh cũng có nhiều chi tiết ở phần bối cảnh: các toà nhà, một chiếc xe buýt, đường
    phố và một ngày nắng.
  • Cậu bé thể hiện cảm nhận về sự cân bằng thông
    qua việc định hình bức tranh ở chính giữa trang giấy.

3. Cha mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng khả năng viết cho trẻ?

Cậu bé này có thể bắt đầu sử dụng chữ cái và từ để diễn đạt ý
tưởng của mình khi được khuyến khích dán nhãn cho những phần quan trọng trong bức
tranh bằng một âm đầu.

Đọc cho những trẻ chưa viết thành thạo chép chính tả là cơ hội
để trẻ thấy ngôn ngữ nói chuyển thành ngôn ngữ viết như thế nào. Những từ được
viết ra giúp trẻ thấy những gì mình nói. Do đó, viết làm cho suy nghĩ trở nên hữu
hình.

Tiếp tục cung cấp cho con những trải nghiệm để trẻ có nguyên
liệu và đề tài viết. Những chuyến đi tới công viên, siêu thị, bảo tàng… đem lại
trải nghiệm thực tế. Trẻ có thể ghi lại chúng và sử dụng trong các lần viết của
mình.

Mẫu 2

1. Bối cảnh viết:

Cũng trong lớp viết được tự do lựa chọn chủ đề, một cô bé 5
tuổi làm nên tác phẩm này.

2. Phân tích:

  • Cô bé này có một ý tưởng muốn chia sẻ bằng tranh
    và từ ngữ.
  • Cô bé kết nối chữ cái và âm, biểu thị một từ thông
    dụng (sight word) – đó là “me” – và các chữ cái biểu thị âm quan trọng trong các
    từ khác (“mi” cho “my”) (“f” và “r” cho “friends”; “a” và “d” cho “and”). Những
    ký hiệu này gợ ý rằng, con đang trong giai đoạn ngữ âm bộ phận của quá trình viết
    – khi các thành tố nhỏ, ví dụ là những âm có thể dễ dàng nghe thấy – được viết
    xuống.
  • Cô bé đang thử nghiệm sử dụng một câu thay vì chỉ
    dán nhãn một bức tranh bằng từ (Me and my friends are playing).
  • Con có các chi tiết trong tranh, thể hiện bằng
    việc không ai có ngoại hình giống nhau và bằng cách thêm vào một chú cún.

3. Cha mẹ có thể làm gì để bồi dưỡng khả năng viết cho trẻ:

Cô bé này chưa phát triển khái niệm về từ – đó là ý tưởng các
từ riêng biệt và cần được cách nhau ra trong câu. Giáo viên/phụ huynh có thể
cung cấp những dòng ngắn với các từ được phân cách hoặc trẻ vẽ một đường thẳng
cho mỗi từ khi phát âm từ đó ra rồi viết lên đường thẳng ấy. Bạn cũng có thể dùng
câu của con để viết lên các tấm thẻ/tờ giấy riêng biệt. Nhờ đó, trẻ có thể cạm
vào, di chuyển và đọc to lên. Chuyển động vật lý của các từ dưới dạng thực thể
tách biệt giúp củng cố khái niệm mỗi từ riêng rẽ.

Cô bé này có lẽ đã sẵn sàng để bổ sung nhiều câu hơn vào bài
viết. Con có lẽ muốn bắt đầu viết các câu của mình dưới phần hình để lấy chỗ viết
nhiều câu hơn.

Khích lệ con trò chuyện với bạn bè/giáo viên về câu chuyện của
mình. Nhờ đó, con sẽ nghĩ về những chi tiết muốn chia sẻ trong một câu tiếp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, giáo viên đọc chính tả các câu chuyện trẻ sáng tác giúp
phát triển sự nhận thức về từ, đánh vần và sự chính thống của ngôn ngữ viết.

Mẫu 3

1. Bối cảnh viết:

Tương tự mẫu 2

2. Phân tích:

  • Cô bé này có một ý tưởng muốn chia sẻ bằng hình
    vẽ và một câu.
  • Cô bé sử dụng một câu rõ ràng để nói về bức
    tranh của mình.
  • Cô bé có các chi tiết trong bức tranh để giúp kể
    câu chuyện.
  • Cô bé bắt đầu câu với chữ cái viết hoa và kết thúc
    bằng dấu chấm.
  • Cô bé sử dụng kết hợp chữ in hoa và in thường.

3. Cha mẹ có thể làm gì để nuôi dưỡng khả năng viết cho trẻ:

Cô bé này chưa phát triển trọn vẹn một khái niệm về từ, các
từ cần tách biệt trong câu (“raining outside” nối liền nhau). Bạn có thể tạo các
đường ngắn để chia tách từng từ hoặc trẻ có thể gạch chân mỗi từ khi nghe thấy
và viết vào giấy.

Cô bé có lẽ đã sẵn sàng để thêm nhiều câu hơn vào bài viết.
Bé đã viết về bối cảnh bức tranh. Lần tới, có lẽ sẽ là một câu về con người. Ví
dụ, bạn có thể sử dụng sơ đồ – graphic organizer – 5W để đặt câu hỏi, gợi mở nhiều
ý tưởng khác cho trẻ. Đó là: Who, What, When, Where, Why.

> Tải graphic organizer 5W

Mẫu 4

1. Bối cảnh viết:

Một cậu bé 5 tuổi viết câu chuyện này trong một buổi hướng dẫn
viết. Tại buổi học, trẻ được khuyến khích viết về chủ đề mà trẻ tự nhận thấy mình
là chuyên gia.

2. Phân tích:

  • Cậu bé này có một ý tưởng rõ ràng. Cậu biết rất nhiều và muốn chia sẻ qua hình ảnh và các câu.
  • Cậu viết nhiều hơn 1 câu để chia sẻ kiến thức chuyên gia của mình về cua ẩn sĩ.
  • Cậu có một khái niệm vững chắc về từ.
  • Bài viết của cậu bao gồm các từ nhiều âm tiết (“sumtims” cho “sometimes”) và cách đánh vần của từ đó bao gồm một nguyên âm trong mỗi âm tiết.
  • Bài viết của cậu có cả phụ âm ghép – 2 phụ âm đi liền nhau đọc thành 1 âm duy nhất (/sh/ trong “shels” cho “shells”) và phụ âm nối – 2 phụ âm đi liền nhau và đọc nối 2 đơn âm (/kr/ trong “krabs” cho “crabs”).
  • Cậu bé bắt đầu xem và chỉnh lại bài viết của mình. Con đã tẩy và viết lại các từ (“liv” và “shels”).
  • Cậu bé kết thúc câu bằng dấu chấm.

3. Cha mẹ có thể làm gì để bồi dưỡng khả năng viết cho trẻ?

Chữ viết của cậu bé này khiến người khác khó đọc và chính bản
thân cậu cũng gặp khó khăn khi đọc lại.

Con đã phát âm ra các từ theo kiểu ngữ âm nhưng chưa thạo đánh
vần những từ thông dụng bất quy tắc. Một bức tường ngôn từ (word wall) có các từ
thông dụng thường xuyên sử dụng và/hoặc cuốn từ điển đánh vần của riêng trẻ sẽ
giúp bé tìm kiếm và viết đúng chính tả.

Là một bài viết của “chuyên gia”, có thể khích lệ cậu bé này sử dụng sơ đồ khái niệm để sắp xếp mọi thông tin mà trẻ muốn đưa vào bài viết.

> Tải sơ đồ khái niệm

Mẫu 5

1. Bối cảnh viết:

Một cậu bé 5 tuổi viết câu chuyện này trong một buổi hướng dẫn viết. Tại buổi học, trẻ được khuyến khích viết về chủ đề mà trẻ tự nhận thấy mình là chuyên gia. Đây là trang cuối cùng của một cuốn sách 3 trang về các hành tinh.

2. Phân tích:

  • Cậu bé này có rất nhiều ý tưởng để chia sẻ. Cậu
    viết nhiều câu để bày tỏ chuyên môn của mình về các hành tinh.
  • Cậu bé có khái niệm vững chắc về từng.
  • Cậu bé sử dụng ngôn ngữ mô tả (“orange” và “smallest”).
  • Cậu bé bắt đầu chỉnh sửa bài viết của mình. Cậu đã
    viết “sun is the biggest planet” và viết đè lên là “sun is a big star” để chỉnh
    sửa thông tin.

3. Cha mẹ có thể làm gì để bồi dưỡng khả năng viết cho trẻ:

Cậu bé này không sử dụng bất cứ dấu chấm câu nào trong bài viết của mình. Có vẻ cậu quá hào hứng trình bày mọi thông tin mình biết lên trang giấy nên không nghĩ đến việc dùng dấu chấm câu. Nên khuyến khích cậu bé đọc thành tiếng bài viết của mình, cho mình nghe hoặc người khác nghe. Nên dạy bé lắng nghe những quãng nghỉ tự nhiên trong lời nói của mình – vốn báo hiệu sự kết thúc câu. Con cũng có thể nghe thấy chỗ mình đã bỏ sót một từ trong câu (“and sun is a big star” – thiếu “the” trước “sun”).

Tóm lại

Trẻ 4-5 tuổi thường là những cây bút rất nhiệt tình. Trẻ sẽ đan
xen hoạt động viết vào trò chơi của mình. Hãy trao cho trẻ những trải nghiệm để
trẻ dùng nó làm tư liệu viết. Những cách đánh vần tự chế là bình thường ở tuổi
này. Do trẻ đang phiên dịch các âm của từ được nói thành dạng viết. Trẻ 4-5 tuổi
có thể tự đọc bài viết của mình và nên được khuyến khích đọc to lên.

Theo Reading Rocket

> Những điều cha mẹ cần biết về kỹ năng viết cho trẻ 2-4 tuổi

Tham khảo các bài viết về kỹ năng viết của trẻ