Nhật ký suy tưởng giúp trẻ học sâu, hiểu sâu

Nhật ký suy tưởng (Reflective Journals) là một dạng nhật ký học tập. Như đã giới thiệu ở bài trước, ghi nhật ký học tập giúp trẻ rèn luyện kỹ năng viết, tăng tính chủ động khi học. Nó cũng giúp cha mẹ biết được mức độ nhận thức, tiếp thu bài và khả năng học tập của trẻ. Từ đó, cha mẹ có thể đưa ra những điều chỉnh, chỉ dẫn cần thiết và phù hợp.

Nhật ký suy tưởng Reflective Journals (Ảnh: Elizabeth Lively)
Nhật ký suy tưởng Reflective Journals (Ảnh: Elizabeth Lively)

Nhật ký suy tưởng (Reflective Journals) là gì?

Nhật ký suy tưởng là các cuốn sổ hoặc tập giấy mà trẻ sử dụng khi viết và nghiền ngẫm về ý tưởng của mình. Cụ thể hơn, trẻ sẽ:

– Hồi tưởng và viết vào sổ ý tưởng/ý nghĩ/cảm xúc hay một chi tiết nào đó trong việc học tập khiến trẻ thích thú/ấn tượng/băn khoăn…

– Sử dụng những từ ngữ thể hiện cảm nhận của trẻ > lý giải vì sao trẻ lại có ấn tượng như vậy.

Ảnh: SlideServe
Ảnh: SlideServe

Tại sao Nhật ký suy tưởng lại quan trọng?

1. Nhật ký suy tưởng giúp trẻ:

  • tự đánh giá bản thân,
  • lọc ra những gì trẻ biết và không biết
  • từ đó phát triển kỹ năng siêu nhận thức (metacognition)

2. Nhật ký suy tưởng đặc biệt có ích cho trẻ khi:

  • học các khái niệm mới
  • hoặc bắt đầu phải đối mặt với các vấn đề phức tạp hơn, vượt lên cả chuyện đúng – sai.

3. Nhật ký suy tưởng tạo cơ hội cho trẻ:

  • Suy ngẫm về việc học của mình, cuộc sống của mình và thế giới quanh mình.
  • Quá trình này sẽ làm sáng tỏ các vấn đề, hiểu lầm, hoang mang, giúp trẻ tự tin hơn, hiệu quả hơn, hứng thú hơn với việc học.

4. Ngoài ra, nhật ký suy tưởng cũng cho phép:

  • trẻ rèn luyện kỹ năng viết.
  • cha mẹ hiểu về quá trình học tập và chất lượng học của con.

John Dewey (1938) cũng tin rằng, giáo dục không chỉ là phương tiện để tiếp nhận thông tin mà còn là biến việc học thành hành động và hành vi của chúng ta hàng ngày. Người học thành công nhất là biết cách nhận diện các câu hỏi/vấn đề khi suy ngẫm về những gì đã biết, những gì muốn và cần biết, cách nâng cao hiểu biết.

Ảnh: SlideShare
Ảnh: SlideShare

Làm thế nào để thực hành ghi Nhật ký suy tưởng?

1. Làm mẫu quá trình viết Nhật ký suy tưởng, đặc biệt với trẻ nhỏ bằng cách áp dụng:

2. Dành cho trẻ 3-15 phút trước, trong hoặc một hoạt động học tập nào đó để viết nhật ký suy tưởng.

Vấn đề chủ yếu là cho trẻ thấy làm thế nào để truyền tải suy nghĩ dưới dạng viết. Chứ không nhất thiết phải tạo ra một đoạn văn thật hoàn chỉnh, thật hay.

Vì vậy, cha mẹ cần tập trung hướng dẫn, khích lệ để trẻ thể hiện được cái “tôi” cá nhân. Trẻ nên viết ra những gì mình nghĩ và cảm nhận rồi tự rút ra kết luận. Chứ không phải là bắt chước theo suy nghĩ, cảm nhận của người lớn.

3. Ví dụ dưới đây là những câu hỏi giáo viên đặt ra cho trẻ sau khi kết thúc một buổi học.

Bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa các câu hỏi.

What did you think of the class?

(Con nghĩ gì buổi học hôm nay?)

What did you learn today?

(Hôm nay con đã học được những gì?)

What did you do in school today?

(Con đã làm gì trong buổi học hôm nay?)

What happened in school today that made you feel proud?
Do you think everyone else felt that way?(Chuyện gì xảy ra ở lớp hôm nay khiến con thấy tự hào?Con có nghĩ các bạn cũng cảm thấy thế không?)
What would you like to be when you grow up?

(Lớn lên con thích làm gì?)

How could you use some of your strengths and accomplishments to help you in a career when you grow up?

(Con sẽ sử dụng một số thế mạnh và thành tựu của mình như thế nào để hỗ trợ cho sự nghiệp tương lai?)

What do you want to learn?

(Con muốn học gì?)

How do you plan to learn this content? (Con lên kế hoạch học nội dung này như thế nào?)
How and when will you do the work? (Con sẽ thực hiện như thế nào và khi nào?)
How do you want to be evaluated? (Con muốn được đánh giá như thế nào?)

Các câu hỏi ở cột trái chung chung, không rõ ràng. Chúng có thể khiến trẻ trả lời bằng những thông tin/cảm xúc giả tạo. Trong khi đó, câu hỏi ở cột phải khích lệ trẻ khám phá các giả định, tập trung vào cảm xúc của trẻ. Như vậy, cha mẹ cần đưa ra những câu hỏi để phát triển kỹ năng tư duy phản biện, mở rộng, phân tích, bảo vệ quan điểm/ý tưởng ở trẻ.

4. Nên biến việc ghi nhật ký thành hoạt động định kỳ theo thời gian biểu.

Cũng như các dạng viết khác, ghi nhật ký suy tưởng cần thời gian và sự tập luyện. Nếu tạo thành thói quen sẽ rất có ích cho việc học hỏi của trẻ.

5. Khích lệ trẻ đọc lại và duyệt lại các trang nhật ký đã viết trước đó hoặc vừa mới viết.

Giúp trẻ quan sát sự tiến triển trong suy nghĩ và nhận thức của mình bằng cách:

  • để trẻ viết lại
  • hoặc đưa ra nhận xét về những trang nhật ký đã viết trước đó.

Bài tập này dạy trẻ:

  • trân trọng việc học tập của mình
  • và quá trình đào sâu suy nghĩ về những gì đã học, để đạt tới một điểm nhận thức mới.

Khi không bị chấm điểm một cách chính thức, trẻ cảm thấy tự do, thoải mái hơn khi thử nghiệm các ý tưởng mà không sợ bị phán xét.

6. Bạn cũng có thể để trẻ tự chọn chủ đề mình thích để viết vào nhật ký.

Khích lệ trẻ mở rộng, bảo vệ, tranh luận và đặt câu hỏi về chính ý tưởng của mình.

7. Đưa ra phản hồi của bạn về những gì trẻ đã viết.

Có thể không cần phải bình luận vào từng trang nhật ký. Hãy dùng các hình dáng để cho trẻ biết phản ứng của bạn.

  • Một hình dán mặt cười biểu hiện phản hồi tích cực từ bạn.
  • Trong khi đó, hình dán ngôi sao thay cho lời khen ngợi về ý tưởng xuất sắc của trẻ.
    Ảnh: Alingari.com
    Ảnh: Alingari.com

    Ảnh: http://digicil.com
    Ảnh: http://digicil.com

Quản lý Nhật ký suy tưởng

1. Trẻ nên dùng một cuốn sổ dày chắc chắn để ghi Nhật ký suy tưởng.

Nhờ thế, trẻ sẽ xem lại được những gì mình đã viết và kiểm soát được toàn bộ quá trình học tập của mình trong năm.

2. Đánh số trang hoặc sử dụng ký hiệu đặc biệt để nhận biết từng trang nhật ký.

3. Đặt ra thời gian cho việc suy tưởng.

Có thể dùng chức năng hẹn giờ trên điện thoại. Một số trẻ sẽ muốn suy tưởng trước khi viết. Những trẻ lại muốn biết khi nào thì hết thời gian ghi nhật ký.

4. Thống nhất với trẻ để lựa chọn vị trí đặt sổ nhật ký suy tưởng.

Đó có thể là nơi trẻ dễ dàng lấy và mang sổ trả về đúng chỗ cũ.

Làm thế nào để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ?

– Nếu bạn có thể đặt ra những câu hỏi khơi gợi tốt, đưa ra những nhận xét chính xác, trẻ sẽ được thử thách bản thân. Từ đó, khám phá và phát triển khả năng tư duy phản biện, suy tưởng ở mức độ cao hơn.

– Nếu thực hành thường xuyên ghi nhật ký suy tưởng, trẻ sẽ có được sự tiến bộ trong việc:

  • chịu trách nhiệm cho chính việc học của mình.
  • Khám phá ý nghĩa cá nhân để trưởng thành hơn.

    Ảnh: apessay.com
    Ảnh: apessay.com

Sử dụng Nhật ký suy tưởng khi nào?

Nhật ký suy tưởng hữu ích với mọi môn học. Chúng đặc biệt phát huy tác dụng đối với nhóm trẻ khi cần đánh giá sự đóng góp, vai trò, nhận thức và trách nhiệm của trẻ.

1. Đọc/học tiếng Anh

Trẻ có thể sử dụng Nhật ký suy tưởng để theo dõi khả năng đọc hiểu sách của mình. Trong nhật ký, trẻ có thể mô tả rõ về những nỗ lực khi áp dụng các phương pháp đọc mới.

2. Viết

Trẻ có thể suy tưởng về chất lượng các bài viết, khả năng truyền tải suy nghĩ thành văn viết hoặc mức độ sáng tạo khi viết. Ví dụ, trong nhật ký, trẻ có thể mô tả về việc mình đã tiến bộ như thế nào qua từng bài viết hoặc sẽ chọn mục tiêu tiếp theo khi viết là gì.

3. Toán

Trẻ có thể suy tưởng về các kỹ năng giải quyết vấn đề và mức độ hiểu những khái niệm toán mới. Ví dụ: trẻ diễn giải cách thức giải toán rồi so sánh đáp án của mình với các bạn cùng nhóm.

4. Nghiên cứu xã hội

Khi học các khái niệm hay ý tưởng mới của môn nghiên cứu xã hội, trẻ có thể suy tưởng về mức độ thấu hiểu nội dung. Ví dụ: trẻ có thể tạo kết nối giữa kiến thức nền của mình và những gì vừa học về một chủ đề mới.

5. Khoa học

Trẻ có thể suy tưởng về chủ đề khoa học hoặc khái niệm mới. Từ đó nảy sinh các câu hỏi mà việc đi tìm đáp án sẽ giúp khái niệm trở nên sáng rõ hơn, dễ hiểu hơn. Ví dụ: trẻ học về định luật chuyển động, sẽ ghi nhật ký suy tưởng về quá trình học, đồng thời đặt ra câu hỏi: Làm thế nào mình có thể tìm ra lực của một vật thể?/ Ví dụ cụ thể của mỗi định luật chuyển động là gì?

Ví dụ cụ thể về việc ghi Nhật ký suy tưởng

1. History Alive Reflection (Fifth Grade)

“The character I chose for history alive was Sequoya. He was a Native American who invented the first Cherokee alphabet so his people could read and write a language.

“Sequoya had a lot of perserveracne because he never game up when he was making his Cherokee alphabet. No matter how hard it was to come up with all eighty-sox symbols and even when other Cherokee members burnt down this house for writing the alphabet, he never gave up. That is one of the best skills you can ever have.

“Sequoya also had a lot of confidence and organization. Confidence explains how Sequoya knew he could make an alphabet and how he knew he could prove to the Tribal Council that the alphabet was no fake. Organization explains how well organized he arranged his alphabet.

From learning about Sequoya, I learned that I need to be more confident in myself and by that I can achieve my goal and be successful in anything that I may want to do.”
~Natalie R.

Ảnh: Alamy
Ảnh: Alamy

1. Suy tưởng về tiết học lịch sử, giáo trình History Alive (Lớp 5 bản ngữ)

  • Bạn nhỏ mở đầu bằng việc giới thiệu nhân vật lịch sử gây ấn tượng nhất với bạn trong trang nhật ký suy tưởng – Sequoya – một thổ dân da đỏ.

“Nhân vật lịch sử mà con chọn là Sequoya. Ông là người Mỹ bản địa, đã phát minh ra bảng chữ cái Cherokee đầu tiên. Nhờ thế, bộ tộc của ông có thể đọc và viết”.

  • Sau đó, bạn gợi nhắc những chi tiết quan trọng về phát minh ra bảng chữ cái của ông Sequoya.

Không quên kèm theo những nhận xét cá nhân như: “That is one of the best skills you can ever have”. (Không bao giờ từ bỏ – Đó là một trong những kỹ năng tốt nhất mà bạn có thể có).

  • Sau đó, bạn tiếp tục phân tích 2 đặc điểm nổi bật giúp ông Sequoya đạt được thành tựu: Sự tự tin (Confidence) và biết cách sắp xếp, tổ chức (Organization).

  • Cuối cùng, bạn nhỏ đi tới kết luận:

“From learning about Sequoya, I learned that I need to be more confident in myself and by that I can achieve my goal and be successful in anything that I may want to do.” (Học về Sequoya, con biết rừng, mình cần tự tin hơn vào bản thân và bằng cách đó, con có thể đạt được mục tiêu của mình, có thể thành công trong bất cứ việc gì con muốn làm).

2. Reflection on Teamwork (Middle School)

Group Members: Brian, Kristin, and CJ

Responsiblities: Brian – Leader (Paper), Kristen – PowerPoint, CJ – Outline

General Feeling: If we can get to the computer to work on Power Point and get some more info, we should be fine.

Progress: Today we got any information that was left out of the books. Our paper is started, and our bibliography is all caught up.

Concerns: I am concerned about getting everything done, I think we can do it but CJ is going to have to help.

Ảnh: Teamwork and Leadership
Ảnh: Teamwork and Leadership

2. Nhật ký suy tưởng về tinh thần làm việc nhóm (cấp 2)

  • Thành viên nhóm:

Brian, Kristin và CJ

  • Trách nhiệm:

Brian – Trưởng nhóm (Bài luận); Kristen – Power Point; CJ – Đề cương

  • Cảm nhận chung:

Nếu chúng con có thể có máy tính để sử dụng PowerPoint và thu thập thêm vào thông tin nữa, chúng con sẽ ổn.

  • Tiến độ:

Hôm nay, chúng con đã tìm được các thông tin không có trong sách. Bài luận của chúng con đã khởi động và các thư mục cũng đã được hoàn chỉnh.

  • Lo ngại:

Con lo việc có thể hoàn thành mọi thứ không. Con nghĩ chúng con có thể làm được nếu CJ cũng giúp một tay.

Theo Teacher Vision

> Xem hướng dẫn chi tiết ghi Nhật ký học tập (Journaling)

> Xem thêm các kỹ năng học tập khác