Nhật ký 2 cột giúp trẻ sắp xếp ý tưởng một cách khoa học

Nhật ký 2 cột (Double-entry Journals) là một dạng nhật ký học tập. Như đã giới thiệu ở bài trước, ghi nhật ký học tập giúp trẻ rèn luyện kỹ năng viết, tăng tính chủ động khi học. Nó cũng giúp cha mẹ biết được mức độ nhận thức, tiếp thu bài và khả năng học tập của trẻ. Từ đó, cha mẹ có thể đưa ra những điều chỉnh, chỉ dẫn cần thiết và phù hợp.

Nhật ký 2 cột (Double-entry Journals - Ảnh: )integratingfourthyearclassessoe2012 - PBworks)
Nhật ký 2 cột (Double-entry Journals – Ảnh: )integratingfourthyearclassessoe2012 – PBworks)

Nhật ký 2 cột là gì?

Nhật ký 2 cột (Double-entry Journals) là trang nhật ký được chia làm 2 phần:

1. Cột bên trái:

  • Trẻ viết ra thông tin trích từ bài học/cuốn sách/văn bản vừa đọc.
  • Đó có thể là một câu nói của nhân vật, một nhận định trong bài báo hoặc một khái niệm mới.
  • Đó là những thông tin mà trẻ muốn mở rộng, hiểu rõ hơn hay còn chưa thực sự hiểu.

2. Cột bên phải:

Trẻ tạo mối liên hệ hoặc phân tích thông tin bên cột trái.

Ví dụ:

  • Trẻ có thể đặt tên cho cột trái là “Trích dẫn” (Quotes), cột phải là “Suy tưởng/nghiền ngẫm” (Reflection)
  • Khi đó, trẻ chép lại những câu nói trong văn bản vào cột trái
  • Viết phần cảm nhận của mình về ý nghĩa của câu nói vào cột phải.
    Ảnh: Template Document
    Ảnh: Template Document

    Ảnh: Ritsoil.com
    Ảnh: Ritsoil.com

Tại sao Nhật ký 2 cột lại quan trọng?

1. Nhật ký 2 cột là cách trẻ tương tác trực tiếp với những gì vừa học, vừa đọc.

Tương tác này được thể hiện qua việc:

  • Trẻ hồi tưởng và suy ngẫm về thông tin được học, được đọc.
  • Trẻ viết về suy nghĩ, cảm nhận của mình trước thông tin đó.

Trẻ có thể:

  • sử dụng thông tin trong văn bản để đưa ra 1 quan điểm của mình.
  • sử dụng các thông tin khác trong văn bản để làm rõ quan điểm đó.

Chính trong quá trình này, khả năng đọc hiểu, cảm thụ của trẻ được nâng cao.

2. Nhật ký 2 cột giúp cha mẹ biết được khả năng đọc hiểu, mức độ nhận thức của con mình.

Từ đó, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp để khích lệ trẻ trở thành người đọc hiệu quả hơn.

Ảnh: Pinterest
Ảnh: Pinterest

Làm thế nào để áp dụng Nhật ký 2 cột?

– Nhật ký 2 cột có thể được sử dụng để diễn tả suy nghĩ, cảm xúc, quan điểm của trẻ về những gì đã học, đã đọc.

– Ngoài ra, trẻ cũng có thể dùng Nhật ký 2 cột để học từ mới hoặc các sự kiện lịch sử.

Bước 1:

  • Trước hết, phát cho trẻ 1 trang Nhật ký 2 cột để trống.
  • Bạn cũng có thể hướng dẫn trẻ tự thiết kế trang Nhật ký 2 cột trong sổ của mình.

Bước 2:

  • Làm mẫu cách sử dụng Nhật ký 2 cột
  • Chọn một chủ đề mà trẻ vừa học gần đây. Đó là chủ đề mà trẻ có thể chia sẻ cảm nhận cá nhân. Còn bạn có thể đặt ra những câu hỏi thú vị.

Ví dụ: chủ đề Ngôi sao Hollywood

– Cột trái: viết tên một số ngôi sao nổi tiếng hoặc một số trích dẫn của họ.

– Cột phải: Viết nhận xét, cảm nghĩ của trẻ về câu nói/ngôi sao đó sau khi cùng trẻ thảo luận, tổng hợp ý tưởng.

Ảnh: http://buzzingwithmsb.blogspot.com
Ảnh: http://buzzingwithmsb.blogspot.com

Các bước làm mẫu cho trẻ khi áp dụng Nhật ký 2 cột:

  1. Chọn một cuốn sách khơi gợi ấn tượng, cảm xúc trong bạn.
  2. Đọc 1 phần cuốn sách cho trẻ nghe. Dừng lại ở dòng/đoạn mà bạn thấy hấp dẫn/xúc động.
  3. Nói với trẻ: “Câu văn này đẹp quá. Mẹ nghĩ, mẹ sẽ dừng lại một chút và suy nghĩ về nó”.
  4. Ghi câu văn đó vào cột bên trái Nhật ký 2 cột.
  5. Làm mẫu việc chia sẻ cảm nhận về câu văn đó, áp dụng phương pháp Nói to ra suy nghĩ của mình (Think Aloud).

Bạn có thể sử dụng những cụm từ như:

– I am surprised/shocked/saddened/excited because… (Mẹ ngạc nhiên/bị sốc/thấy buồn/hứng khởi vì…)
– This makes me think of…. (Điều này gợi mẹ nhớ tới…)
– This reminds me of another book I read where… (Điều này khiến mẹ nghĩ tới một cuốn sách mẹ từng đọc…)
– I chose this quote because… (Mẹ chọn câu văn này vì…)
– Because of this, I think ___ will happen because… (Vì vậy, mẹ nghĩ… sẽ xảy ra, do…)
– I wonder… (Mẹ tự hỏi liệu…)

Bước 3:

Khích lệ trẻ vận dụng Nhật ký 2 cột với một chủ đề khác mà trẻ yêu thích/quan tâm.

Làm thế nào để nâng cao cấp độ tư duy cho trẻ?

1. Quyết định xem bạn muốn trẻ sử dụng Nhật ký 2 cột cho mục đích diễn tả cảm nhận hay mục đích học tập cụ thể.

2. Hướng dẫn trẻ lựa chọn thông tin để điền vào cột trái và cột phải.

Ví dụ: 

> Nếu bạn muốn con bày tỏ suy nghĩ của mình về một câu chuyện trẻ đang đọc:

  • đề nghị trẻ chọn ra những trích dẫn quan trọng trong một chương cụ thể
  • nghiền ngẫm, suy tưởng về trích dẫn đó.
  • trẻ có thể làm rõ ý kiến của mình, sử dụng bằng chứng trong truyện.

> Nếu bạn muốn con học những thông tin cụ thể:

  • đề nghị trẻ chọn thuật ngữ/khái niệm quan trọng từ bài học hiện tại để điền vào cột trái
  • làm rõ ý nghĩa của thuật ngữ/khái niệm ở cột phải.

    Ảnh: Pinterest
    Ảnh: Pinterest

Sử dụng Nhật ký 2 cột khi nào?

1. Đọc/học tiếng Anh

– Đề nghị trẻ viết tên của các nhân vật trong một cuốn sách mà trẻ đang đọc vào cột trái. Sau đó, trẻ mô tả những cảm nhận của mình về nhân vật vào cột phải.

– Bạn cũng có thể đề nghị trẻ chọn và viết ra 3 câu trích dẫn ý nghĩa từ cuốn sách trẻ đang đọc vào cột trái. Ở cột phải, trẻ sẽ giải thích lý do vì sao lại chọn câu trích dẫn đó. Nó có ý nghĩa gì với trẻ?

2. Viết

– Giao cho trẻ một chủ đề viết cụ thể, như một bài luận có tính mô tả “Con thích điều gì nhất về một mùa mà con yêu thích trong năm?”.

– Hướng dẫn trẻ sử dụng Nhật ký 2 cột như đề cương cho bài viết bằng cách:

  • viết ra ý tưởng của trẻ vào cột trái
  • phát triển ý tưởng đó ở bên cột phải.

Ví dụ: đề nghị trẻ viết một bài luận về cách sử dụng 3 thì.

  • Cột trái: trẻ viết tên của từng thì
  • Cột phải: những điều trẻ sẽ mô tả về từng thì trong bài luận.

3. Toán

  • Đề nghị trẻ viết tên các hình khối vào cột trái; cách nhận biết từng hình khối vào cột phải.
  • Giao cho trẻ một bài toán, viết vào cột trái. Đề nghị trẻ giải bài toán và ghi vào cột phải.
  • Đề nghị trẻ viết 1 định lý hình học vào cột trái. Chứng minh định lý vào cột phải.
  • Yêu cầu trẻ viết hàm tuần hoàn vào cột trái. Vẽ biểu đồ hàm vào cột phải.

4. Nghiên cứu xã hội

– Đề nghị trẻ viết 3 câu hỏi về một bài học mà trẻ chuẩn bị học vào cột trái. Ở cột phải, trẻ viết ra đáp án cho 3 câu hỏi đó sau khi đã học xong.

– Bạn cũng có đề nghị trẻ viết tên các địa danh mà trẻ học vào cột trái. Để trẻ giải thích những gì mình biết về mỗi địa danh vào cột phải.

5. Khoa học

– Đề nghị đoán chuyện gì sẽ xảy ra trong phòng thí nghiệm. Viết dự đoán vào cột trái. Ở cột phải, trẻ ghi lại kết quả thí nghiệm sau khi đã thực hiện xong.

– Bạn cũng có thể đưa cho trẻ một thuật ngữ khoa học để viết vào cột trái. Đề nghị trẻ định nghĩa thuật ngữ đó vào cột phải.

Ví dụ về ghi Nhật ký 2 cột

Dựa trên bài báo “Pet Power” – Tạp chí Reader’s Digest

  • Ở cột trái là những câu trích từ bài báo.
  • Cột phải là suy nghĩ, cảm nhận của trẻ.

Sentences from Article

Student’s thoughts

“Some will ask the animal’s advice, then pause to let the dog respond.” That’s very interesting.  I often ask my dog for advice, too.  Sometimes, if I met something hard to say to my parents, I often say to my dog, and ask my dog for help.  My dog is very clever.  They might know when I was happy and when I was upset.  I could get some comfort from my dog.  If he know I was upset, he will sway his tail, his movements are very funny.
“Sandi instinctively felt that the challenge of helping the animal would give her son something other than his own pain to focus on.” Though there were no new words in this sentence, it took me a long time to understand.  Sandi wanted the animal to help her son forget the pain from the accident.  This sentence is a objective clause.  “that . . . focus on” is object of the whole sentence.

Câu văn từ bài báo

Suy nghĩ, cảm nhận của trẻ

Một số sẽ xin lời khuyên từ thú cưng của mình, sau đó, họ ngừn lại để chú chó trả lời. Điều này thật là thú vị. Con cũng thường xin lời khuyên từ cún cưng của mình. Đôi khi, nếu con gặp phải chuyện gì khó nói với ba mẹ, con thường nói với cún cưng của con và nhờ nó giúp. Cún cưng của con thông minh lắm. Nó có thể khi nào con vui, khi nào con buồn. Con thấy dễ chịu lắm khi ở bên cún. Nếu nó biết con buồn, nó sẽ vẫy đuôi. Cử động của nó buồn cười lắm.
Sandi cảm nhận một cách bản năng rằng, thử thách giúp đỡ những con vật sẽ mang đến cho con trai cô điều gì đó lớn lao hơn cả nỗi đau mà cháu vẫn chưa hề nguôi ngoai. Mặc dù không có từ mới nào trong câu này, con vẫn phải mất khá lâu mới hiểu được ý nghĩa của nó. Sandi muốn con vật giúp con trai cô ấy quên đi nỗi đau sau vụ tai nạn. Câu này sử dụng mệnh đề quan hệ. “that… focus on” là bổ ngữ của cả câu.

Theo Teacher Vision

Xem hướng dẫn chi tiết ghi Nhật ký học tập (Journaling)

> Xem thêm các kỹ năng học tập khác