Mầm non Cây Bàng Steiner (Tây Hồ, Hà Nội)

Địa chỉ và thông tin liên hệ

Trường mầm non Cây Bàng (Sea Almond Waldorf-inspired School) hoạt động dựa theo triết học về con người và giáo dục của nhà triết học người Áo Rudolf Steiner. Logo trường mầm non Cây Bàng Steiner tại quận Tây Hồ, Hà Nội (Ảnh: FB trường)Địa chỉ: Nhà 16 ngõ 29 Võng Thị – Tây Hồ – Hà Nội
Điện thoại: 0902.199.335 – 0967.253.512
Fanpage: Cây Bàng Waldorf-inspired School
Email: sea.almond.waldorf@gmail.com

Cơ sở vật chất

Trường mầm non Cây Bàng Steiner là một biệt thự nhỏ ấm áp. Mỗi lớp học đều được trang trí theo tông màu dịu, trang nhã. Mọi đồ chơi, giáo cụ trong lớp do chính các cô giáo tự chuẩn bị, lấy từ nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên. Cơ sở vật chất trường mầm non Cây Bàng Steiner tại quận Tây Hồ, Hà Nội (Ảnh: Dân Trí)Cơ sở vật chất trường mầm non Cây Bàng Steiner tại quận Tây Hồ, Hà Nội (Ảnh: Dân Trí)Cơ sở vật chất trường mầm non Cây Bàng Steiner tại quận Tây Hồ, Hà Nội (Ảnh: Dân Trí)Cơ sở vật chất trường mầm non Cây Bàng Steiner tại quận Tây Hồ, Hà Nội (Ảnh: Dân Trí)

(Ảnh: Dân Trí)

Chính sách học phí

Học phí của trường mầm non Cây Bàng Steiner là 6.000.000 VNĐ/tháng. Học phí đã bao gồm bữa sáng, trưa, xế. học liệu, tổ chức sự kiện, sinh nhật cho trẻ, các chuyến dã ngoại hàng tuần.

Chương trình học tập

Chương trình học của trẻ tại mầm non Cây Bàng Steiner luôn có các tiết học nghệ thuật như kể truyện, vẽ, chuyền nến, sinh hoạt vòng tròn… xen giữa các hoạt động chơi và vận động tự do hay làm bánh mì, lau dọn…

Theo tinh thần Steiner Waldorf, mầm non Cây Bàng chủ trương giúp trẻ trở thành một tổng thể hài hòa của 4 bản tính. Đó là:

  • Trẻ có được sự nhiệt thành và tiên phong của Nóng Nảy,
  • sự vui vẻ mộng mơ của Lạc Quan,
  • sự bình tĩnh sâu sắc của Điềm Nhiên
  • và biết đồng cảm với nỗi đau của người khác, nghệ sỹ như nhóm U Sầu.

Trẻ học tại mầm non Cây Bàng sẽ mở đầu một ngày mới bằng bài hát, thơ sinh hoạt vòng tròn. Sau đó, trẻ trải qua các hoạt động thủ công như nặn sáp ong, chơi tự do, ăn uống. Trẻ sẽ được vẽ bằng nhiều chất liệu, đặc biệt là vẽ màu nước trên giấy ướt. Trẻ được nghe kể truyện trong ánh nến, để trẻ có thể mang vào giấc ngủ trưa.

Nhận xét, đánh giá của phụ huynh

Năm 2018:

Trang Hà:

“Trải nghiệm đứng lớp!

Tôi nhận được email của trường con về việc thay cô đứng lớp 1 ngày. Để hiểu được nhịp điệu ngày tới lớp của con, tính cách của con và các bạn bè ở lớp của con.

Tôi sẽ vào lớp ngày thứ 4 – ngày làm bánh.

Được trường gửi mail rõ ràng lịch sinh hoạt của cả lớp, cũng học các bài hát để có thể hòa nhập vào không gian của các con rồi thế mà vẫn có nhiều bỡ ngỡ. Tôi đóng vai trò là giáo viên chính – giáo viên ở bên các con trong bất cứ hoàn cảnh nào. Sáng hai mẹ con đưa nhau tới trường, tôi nói với con:

– Hôm nay mẹ ở lại làm cô giáo ở lớp con.
– Thế thì mẹ là cô Linh à, thế có 2 cô Linh luôn.

Công việc của một giáo viên mầm non bắt đầu từ lúc 7h30.

Các cô cùng nhau sửa soạn lại lớp học và chuẩn bị đồ ăn sáng chào đón các bạn. Hai mẹ con 8h mới đến, khăn trải bàn, đũa và thìa đã được để ngay ngắn lên bàn ăn. Giờ ăn sáng thì các anh chị lớp lớn và các em lớp bé ăn cùng nhau. Các em lớp bé thì ngồi ngay ngắn ăn uống nghiêm chỉnh bên các cô, các anh lớp lớn có anh Tekka là chạy ra ngoài, không ăn vì đã ăn sáng ở nhà. Tekka được các cô dẫn ra hiên và sân để chơi, không gây ảnh hưởng đến các bạn khác.(Kinh nghiệm của bản thân rút ra là: Nên cho con tới sớm và ăn sáng ở lớp để bắt đầu một buổi sáng cùng nhịp điệu với cô và các bạn).

Sau đó đến 8h30 giờ ăn kết thúc, các anh chào tạm biệt các em để lên lớp vừa đi các anh vừa ngân nga hát:

“Từ thung lũng cao hươu leo lên đồi
Ở trên núi cao có nhiều nắng tươi
Một núi, hai đèo, ba đèo, bốn núi
Hươu bước từng chân, bước đi nhẹ nhàng”

Tất cả các cô đều cất tiếng hát khi mà nhìn thấy các bạn bắt đầu đi về lớp. Kể cả cô bếp, cô hiệu trưởng, cô quản lý,… Tôi có cảm giác như bài hát này là một lời chào tạm biệt và chúc một ngày vui vẻ của mọi người dành cho các bạn lớp lớn với hi vọng trên đồi có nhiều nắng tươi và không quên nhắc nhở “hươu” bước đi nhẹ nhàng.

Một khởi đầu đầy thú vị và đầy ắp thơ ca.

Cô giáo sẽ đứng ở đầu cầu thang, mở cửa đi lên cầu thang và trao ba lô cho từng bạn một, sau đó sẽ cùng các con bước lên lớp, cất ba lô xong là lại lên sân thượng tưới cây. Bo là cậu bé nhanh thoăn thoắt, các bạn mới đi được đến lớp thì cậu đã cất ba lô xong và leo lên tới tầng thượng rồi. Chàng đứng đợi để cô tới mở cánh cửa ra ngoài sân, ở lớp học này cô sẽ là người mở cửa, đóng cửa. Khi cô mở cánh cửa, cả lớp ngân nga hát:

“Cây xinh hời, cây xinh hỡi
Giờ tắm cho cây đến rồi
Cây xinh à, cây xinh á
Giờ tắm cho cây đến rồi”.

Vừa hát các bạn vừa thay ủng, dép và nhận chiếc bình tưới cây từ tay cô.

Một bài hát để đánh thức các bạn cây, hay là một lời nhắc của cô cho các bạn tưới cây? Tôi tự đặt câu hỏi như thế, nhưng thực sự, cảm giác trải nghiệm thực tế cùng tụi trẻ vừa lao động trong tiếng hát thật là khiến tinh thần thoải mái, nhất là lại được chạm tay vào đất, vào nước, vào cây, và nghe tụi trẻ trầm trồ bởi ngọn bí đỏ đã dài ơi là dài. Tưới xong một vòng. Cô cất tiếng hát:

“Cây sạch sạch rồi, cây mướt như mây
Giọt nước long lanh, như là viên ngọc
Bé dọn o doa cất vào trong góc
Hẹn cây ngày mai, bé lại yêu thương”

Thế là các bạn cất ô doa vào góc và thay dép trở về lớp.

Mình bắt đầu cảm nhận, sự êm đềm và quyền lực của những bài hát trong nền giáo dục này dần dần. Sau đó các bạn lại cùng nhau rửa tay bằng một bài hát:

“Nhìn bàn tay, ngắm ngón tay
Một, hai, ba ngón nào cũng lấm
Nhìn bàn tay, ngắm ngón tay
Bốn, năm, sáu ngón nào cũng lấm
…’’

Những bài hát đổi nhịp của lớp cũng đặc biệt.

Mình thấy các bài hát hay có nhịp đếm “một, hai, ba,…” bởi lớp có một bạn sắp vào lớp 1 nên các bài hát có cả toán học trong đó, là tiền đề cho việc học đếm sau này và các em bé cũng “hưởng lây” không học hành gì mà đến lúc sẵn sang vào lớp 1 là cũng đã biết cộng trừ đến 10. Đây là một điều đặc biệt của những đứa trẻ học trường Waldorf không được học một cách chính thống nhưng chúng lại biết được theo một cách rất tự nhiên.

Rửa tay xong, cô Linh đem lên một khay bột và các nguyên liệu làm bánh.

Lũ trẻ sẽ ngồi ngay ngắn vào bàn khi mình và cô Linh ngồi vào bàn, lắng lại 10 giây và mình bắt đầu kể: “ Ngày xửa ngày xưa, các bạn bột chơi với nhau rất vui vẻ. Các bạn cùng nhau nhảy vào một con thuyền rồi lại chạy ào vào thung lũng (vừa kể mình vừa cầm cốc đong bột). Các bạn chơi với nhau rất vui. Rồi các bạn lại rủ thêm bạn thìa bạn men (đưa hộp men cho một con đong vào âu bột), rồi rủ bạn đường, bạn trứng (cứ thế lần lượt mình đưa vào tay từng đứa).

Nhưng dường như các bạn lại không được đoàn kết lắm. Cứ cơn gió thoảng qua là các bạn lại chạy ra khỏi thung lũng. Và các bạn lại rủ thêm bạn sữa, bạn dầu vào để cùng chơi. Các bạn cùng nhau nhảy múa (vừa nói vừa đổ sữa, đổ dầu và nhào lên).

Sau đó cô chia hỗn hợp cho các con và cô cùng làm. Vừa làm vừa hát:

“Một bao bột đầy, hai bao bột vơi
Đổ sữa vào thôi, ta đi làm bánh
Nhào bột nhào bột, nhào cho đều tay
Cán mỏng xong xuôi lại vo tròn nhé
Nhào bột, nhào bột để bánh nở to
Nở thành bông hoa, thơm mùi hạnh phúc”.

Kết thúc cô vo bột của cô thành một hình tròn và các con lần lượt trao bột cho cô để cô đem đi ủ, rồi lại cùng nhau hát bài hát rửa tay, và vào giờ chơi tự do.

Giờ chơi tự do trong lớp kéo dài hơn 1h đồng hồ.

Đây là thời gian cô có thể đan lát, làm thú, hay là ngồi ngắm các con, hoặc tham gia vào trò chơi với các con. Thư hôm nay đi học muộn, đến giờ chơi tự do này con mới đến lớp. Nhưng cô nàng khá nhanh nhẹn hòa nhập vào không gian chơi. Ka và Bo thì chơi xếp hình, Ka xếp xe, và cầu. Bo thì làm ống nhòm từ hai ống xe và mấy sợi dây len. Chip thì rủ cô chơi “chuyền – với quả bóng và 10 que tre”. Vừa chơi vừa nhớ lại các bài hát quanh nó “que mốt, que mai, con trai, con hến,…” bao ký ức tuổi thơ của tôi ùa về.

Thỉnh thoảng Ka hứng chí ra cấu má anh Chip và phá đồ chơi của anh Bo. Những lúc khó như vậy, tôi chỉ ngồi im lặng nhìn cô Linh phân giải. Tôi chỉ ra xoa cho Chíp vì thấy bạn ấy đau, và bảo Ka: “Ka xoa cho anh đi, anh đau rồi này”. Hay những lúc hai đứa trẻ cùng chơi 1 trò nhưng lại xảy ra xung đột, khi đó tôi thấy uy quyền của cô Linh thật vững. Nó như bức tường gạch mà đứa trẻ không thể lấn lướt vượt qua.

(Thông tin, hình ảnh, nhận xét của phụ huynh tham khảo trên FB trường)