Bạn sẽ làm gì khi trẻ nói: “Con ghét đọc sách”?

Làm cách nào để truyền cho trẻ cảm hứng đọc sách, giúp trẻ không còn ghét đọc nữa mà thay vào đó sẽ tìm thấy tình yêu cho sách?

Những độc giả nhí chẳng mấy hào hứng với việc đọc không phải hiếm gặp. Nhất là khi con có quá nhiều thứ hấp dẫn khác như tivi, điện thoại thông minh… Các nhà giáo dục của nhóm We Are Teachers Helpline đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích:

Bạn sẽ làm gì khi trẻ nói: “Con ghét đọc”? (Ảnh: We Are Teachers)

Cuốn sách chuẩn chỉnh sẽ tạo nên sự khác biệt

Anika V: Tôi chỉ nói với bọn trẻ rằng chắc chắn các con chưa tìm ra cuốn sách dành cho mình. Vậy là chúng tôi bắt đầu một cuộc tìm kiếm. Có thể kéo dài cả năm, nhưng rốt cuộc, tôi trẻ sẽ tìm được cuốn sách chuẩn chỉnh của mình.

Kristy S: Tôi là thủ thư và tôi nói với học sinh rằng, các em nên tìm những cuốn sách mình “muốn” đọc. Không phải những cuốn sách mà các em nghĩ mình “nên” đọc.

Chris F: Những cuốn sách mà học sinh chọn PHẢI nói về các chủ đề mà các em yêu thích. Chọn điều đó trước. Rồi mới chọn tới cấp độ đọc. Trẻ hoàn toàn có thể đọc nhiều thứ khác nhau. Thay vì mọi người đọc cùng một thứ, hãy giúp mỗi cá nhân tìm ra sách đọc cho riêng mình. Nếu không, chúng ta sẽ thất bại trong việc giúp trẻ hết ghét đọc sách.

Amy Y: Tôi hỏi học sinh xem bọn trẻ thích xem gì trên tivi. Sau đó, tôi tìm kiếm các cuốn sách có chủ đề và nhân vật tương tự cho các em.

Sử dụng mọi thứ mà bạn có

Bailey S: Tạp chí với các bài báo ngắn gọn, về các chủ đề được quan tâm có thể giúp ích. Bởi chúng có rất nhiều ảnh. Tiểu thuyết có minh hoạ cũng là lựa chọn tốt. Ngoài ra, còn có sách nói.

Megan B: Trao cho trẻ một công thức, một cuốn truyện tranh, một hộp ngũ cốc có kèm trò chơi trên đó, thực đơn dành cho trẻ. Bất cứ thứ gì có từ ngữ lên đó. Và khi trẻ tìm được thứ hợp với mình, hãy chỉ con các em thấy đó chính là đọc sách.

Erin G: Theo lối truyền thống. Hãy chọn những cuốn sách phiêu lưu của chính bạn. Chúng sẽ rất hiệu quả. Học sinh của tôi thực sự thích thú.

Nhận biết và thấu hiểu những thử thách của trẻ

Diana M: Tôi thực sự tin rằng các bạn cần thấu hiểu được những khó khăn mà trẻ phải đối mặt. Rất nhiều lần, người lớn phủ nhận chuyện này và vì thế càng làm cho trẻ thấy tồi tệ hơn.

Kristy B: Hãy nhạy cảm với cảm xúc của trẻ. Tôi đã nghe nhiều câu chuyện từ những trẻ gặp khó khăn với việc đọc và cha mẹ trẻ. Đó là việc trẻ bị bắt đọc to trước lớp và cảm thấy vô cùng xấu hổ khi bị chế nhạo. Mới hôm qua thôi, một người mẹ kể tôi nghe về con cô ấy hồi lớp 1. Giờ cháu đã lớp 7 và vẫn còn ghét đọc.

Dạy trẻ từng kỹ năng đọc một cách cẩn thận và rõ ràng

Diana M: Đảm bảo những chỉ dẫn đọc của bạn dành cho trẻ hướng tới từng kỹ năng. Xác định cấp độ đọc thực chất của từng trẻ mà bạn có. Từ đó, hãy chắc chắn rằng, trẻ có cơ hội tiếp cận với những cuốn sách trẻ cần.

Mary M: Trẻ ngại đọc, ghét đọc thường gặp khó khăn với việc đọc. Do đó, quan trọng là phải biết điều gì đang thực sự diễn ra với đứa trẻ của bạn. Có phải vấn đề nằm ở khả năng hiểu? Bé có thể đọc từng từ nhưng không thể gắn kết chúng lại thành câu có nghĩa? Hay khó khăn ở vấn đề giải mã âm thanh, chữ cái, nhận biết từ? Hiểu rõ thiếu hụt của trẻ giúp bạn trực tiếp nhận diện chúng.

Lindamood-Bell: Thay vì tập trung vào chỉ dẫn nội dung, hãy tập trung vào kỹ năng đọc: xác định từ, độ trôi chảy ngữ cảnh, vốn từ vựng, khả năng đọc hiểu.

Làm gương niềm yêu thích đọc sách

Stephanie I: Đọc sách là một trong những niềm yêu thích lớn nhất trong đời! Tôi chia sẻ tình yêu đọc sách với tất cả nhiệt huyết. Và cảm thấy thái độ của tôi giúp định hình cho học sinh lớp tôi những cảm xúc tốt lành dành cho việc đọc. Với các em, đọc là phần thưởng, phần tuyệt nhất trong ngày.

Emily J: Hãy khích lệ cha mẹ cùng đọc với con cái. Gửi cho họ những nghiên cứu chứng minh lợi ích cả về cảm xúc lẫn học thuật của việc thường xuyên đọc sách cùng con. Biến khoảng thời gian đọc chung thành niềm vui, thành lúc chia sẻ thắc mắc và suy tư.

Carrie P: Trong lớp tôi, chúng tôi có các buổi trò chuyện về sách hàng tuần. Tại đó, học sinh có thể chia sẻ cuốn sách mình yêu thích với cả lớp. Bọn trẻ thích lắm. Chúng rất hào hứng khi chia sẻ các chi tiết về nhân vật và câu chuyện. Tôi không phải làm công việc đó – bọn trẻ tự truyền cảm hứng cho nhau. Tôi nhận thấy học sinh của mình đọc sách theo gợi ý của bạn cùng lớp nhiều hơn theo bất cứ tác động nào khác.

Theo We Are Teachers

> 5 điều phụ huynh nên biết về đọc sách cho con

Cách mới giúp trẻ hứng thú đọc sách và đọc tốt hơn

>Tham khảo các bài viết về kỹ năng đọc

Tham khảo những gợi ý về việc chọn sách, đọc sách cho con