Kỹ năng đọc cần có theo từng độ tuổi

Trẻ phát triển theo nhịp độ riêng của mình. Nhưng nhìn
chung, vẫn có một số cột mốc nhất định mà phần lớn trẻ nên đạt được. Sau đây là
những kỹ năng đọc mà trẻ nên sở hữu theo từng độ tuổi.

Kỹ năng đọc cần có theo từng độ tuổi (Ảnh: kitaboo)
Ảnh: kitaboo

Trẻ 0-12 tháng tuổi

  • Bắt đầu chạm vào những cuốn sách bìa mềm
  • Nhìn và chạm vào các hình ảnh trong sách
  • Phát ra âm thanh vô nghĩa hoặc những tiếng thầm thì nho nhỏ để phản ứng với một câu chuyện quen thuộc
  • Giúp lật các trang sách

Trẻ 12 – 36 tháng

  • Gọi tên những hình ảnh quen thuộc, ví dụ: cún, cốc, em bé
  • Trả lời các câu hỏi về những gì trẻ nhìn thấy trong sách
  • Giả vờ đọc bằng cách lật các trang sách và bịa ra các câu chuyện (24 tháng trở lên)
  • Trích dẫn các từ trong cuốn sách yêu thích
  • Nhận ra bìa cuốn sách yêu thích

Trẻ 3-4 tuổi

  • Biết cầm và giữ sách một cách chính xác
  • Nhận biết rằng các từ giúp kể một câu chuyện
  • Hiểu rằng ta cần đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới
  • Bắt đầu nghe các từ có vần điệu
  • Kể lại các câu chuyện
  • Nhận biết khoảng một nửa số chữ cái trong bảng chữ cái
  • Nhận biết và “đọc” những nhãn mác, biển hiệu, logo quen thuộc
  • Bắt đầu ghép các âm thanh của chữ cái với chữ cái tương ứng
  • Có thể nhận ra tên mình và một số từ thường thấy khác

Trẻ 5 tuổi

  • Đọc một số từ thông dụng
  • Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện và vốn từ vựng khi chơi đùa và đối thoại. Ví dụ: “The dump truck is here,” said the guy – tạm dịch: “Xe rác ở đây này”, anh chàng lên tiếng.
  • Bắt đầu nối từ nghe được với các từ trên trang sách
  • Nhận biết và nối các chữ cái với âm thanh của chữ cái
  • Xác định âm/chữ cái đầu và cuố vai (đôi khi ở giữa) các từ như “cat”, “sit”
  • Phát âm ra những từ đơn giản
  • Nói về nhân vật, chủ đề, thời điểm, nơi chốn, nguyên do tại sao, cách thức như thế nào của một câu chuyện
  • Sắp xếp một câu chuyện theo thứ tự, hoặc bằng cách kể lại hoặc bằng các bức tranh
  • Dự đoán điều gì xảy ra tiếp theo trong một câu chuyện
  • Bắt đầu viết hoặc đọc cho người lớn chép lại câu chuyện của chính mình
  • Phát âm các từ mới, sử dụng ngữ âm và các họ từ (ví dụ: thêm vào “at” các âm đầu để đọc là “cat”, “bat”, “sat”…)
  • Bắt đầu đọc hoặc đề nghị được đọc cho nghe sách để tìm hiểu thông tin (phi hư cấu) cũng như để giải trí
  • Trả lời các câu hỏi cơ bản về những gì vừa đọc

Trẻ 6-8 tuổi

  • Nhận biết tới 200 từ thông dụng (sight words)
  • Sử dụng dấu hiệu từ ngữ cảnh (hình ảnh, từ xung quanh, từ vựng liên quan tới chủ đề) để giải mã các từ không quen
  • Trở lại và đọc lại khi mắc lỗi (tự sửa lỗi)
  • Bắt đầu trả lời các câu hỏi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ về những gì đã đọc
  • Bắt đầu viết các câu chuyện, sử dụng chính tả do mình tự nghĩ ra
  • Bắt chước phong cách của các tác giả yêu thích khi viết

Trẻ 9-13 tuổi

  • Chuyển từ học để đọc sang đọc để học
  • Đọc có mục đích (để vui, để học thứ gì mới, để tìm phương hướng…)
  • Khám phá các thể loại khác nhau
  • Nhận biết từ mà không do dự
  • Sắp xếp theo thứ tự các sự kiện trong truyện
  • Đọc to một cách chính xác, có kèm ngữ điệu lên xuống
  • Xác định và đọc một cách rõ ràng ý chính
  • Tóm tắt những gì vừa được đọc
  • Hiểu các ẩn dụ, so sánh và những công cụ mô tả khác
  • Tìm nghĩa trong những gì được đọc cho nghe

Trẻ 14-17 tuổi

  • Liên hệ các sự kiện trong truyện với cuộc sống của mình
  • So sánh, tìm điểm đối lập giữa các nguyên liệu đọc khác nhau
  • Thảo luận về động cơ của nhân vật
  • Suy luận, rút ra kết luận về câu chuyện
  • Làm rõ một luận điểm, với các ví dụ từ câu chuyện
  • Xác định các ví dụ về hình ảnh và biểu tượng
  • Phân tích, tổng hợp, đánh giá các ý tưởng từ văn bản

Theo Understood

Tổng quan về kỹ năng đọc và đọc hiểu

Tham khảo các kỹ năng, phương pháp đọc hiểu