Học phép nhân cách nào cho hiệu quả?

Nắm rõ các phép tính nhân là nền tảng quan trọng để giải nhiều
dạng đề toán trình độ cao hơn sau này. Nhưng việc học với một số trẻ không phải
dễ dàng. Từ nhiều thập kỷ qua, giáo viên vẫn phải dựa vào việc học thuộc lòng
khi dạy trẻ bảng nhân.

Thực tế là nếu có thể tìm ra mối liên hệ giữa phép nhân, gắn
phép nhân một ý nghĩa nào đó hoặc thấu hiểu các quy tắc dành cho phép nhân, trẻ
có cơ hội học tốt hơn.

Học phép nhân cách nào cho hiệu quả? (Ảnh: Getty Images via Verywell family)
Ảnh: Getty Images via Verywellfamily

Sau đây là một số phương pháp giúp trẻ học phép nhân:

Biểu diễn trực quan

Nhiều trẻ khi lần đầu học phép nhân sẽ sử dụng các thao tác
hoặc hình vẽ để biểu diễn mỗi nhóm. Ví dụ 3×2 sẽ được biểu diễn dưới dạng 3 nhóm,
mỗi nhóm gồm 2 ô vuông. Sau đó, trẻ có thể hiểu một cách trực quan rằng, bạn đang
đề nghị trẻ tìm ra số ô vuông được tạo thành từ 3 nhóm 2 đó.

Nhân đôi

Học nhân một số với 2 rất dễ nếu bạn nhắc trẻ về phép cộng “đôi”.
Như vậy nhân một số với 2 không khác gì cộng số này với chính nó.

Nhân với 0

Đôi khi, trẻ có thể gặp khó khăn để hiểu tại sao một số nhân
với 0 lại luôn bằng 0. Nhắc con rằng phép tính này thực ra là câu hỏi “chỉ ra
không nhóm [của bất cứ số nào]”. Như vậy, bé có thể hiểu không nhóm nào tương đương
với không có gì.

Nhân với 5

Phần lớn trẻ đều biết cách đếm cách quãng 5 đơn vị. Việc trẻ
thực sự làm khi đếm cách quãng như vậy chính là bảng nhân 5. Bạn có thể hướng dẫn
con sử dụng ngón tay để theo dõi con đếm bao nhiêu lần rồi. Từ đó, trẻ có thể tự
động nhân một số với 5 và cho kết quả nhanh chóng.

Nhân với 10

Nhân một số với 10 về cơ bản là di chuyển chữ số lên một hàng.
Do đó, tất cả những gì trẻ cần là thêm 0 vào cuối số đó. 5×10=50. Thêm 0 vào
sau số 5 sẽ làm cho 5 chuyển từ hàng đơn vị lên hàng chục.

Nhân với 11

Khi nhân số có 1 chữ số với 11 thì trẻ cần đặt số đó vào hàng
chục và hàng đơn vị (11×3=33).

Khi trẻ đã học được các phương pháp trên, trẻ đã tìm ra đáp án
cho gần nửa bảng nhân rồi. Dưới đây là một số phương pháp (mẹo) phức tạp hơn mà
trẻ có thể áp dụng để “xử” phần còn lại của bảng nhân:

Nhân với 4

Nhân một số với 4 có thể coi là “gấp đôi của gấp đôi”. Ví dụ:
2×3 tương đương với gấp đôi 3, tức là bằng 6. Tương tự, 4×3 chính là gấp đôi của
gấp đôi 3, tức là 3+3=6 (gấp đôi) và 6+6=12 (gấp đôi hai lần).

Nhân với 5 (số chẵn)

Nếu đếm cách quãng 5 đơn vị không dễ với con bạn, hướng dẫn
con mẹo sau: Khi con nhân 1 số chẵn với 5, lấy một nửa số đó và thêm 0 vào sau.
Ví dụ: 5×6; một nửa của 6 là 3 và thêm 0 vào, vậy kết quả là 30.

Nhân với 5 (số lẻ)

Chỉ cho con cách lấy số đó trừ 1, lấy một nửa kết quả thu được
và đặt 5 phía sau. Ví dụ: 5×7 thì 7-1=6, một nửa của 6 là 3. Vậy kết quả là 35.

Nhân với 9 (dùng ngón tay)

Hướng dẫn con xoè bàn tay ra. 5 ngón bàn tay trái tượng trưng
cho các số từ 1 đến 5. 5 ngón bàn tay phải tượng trưng cho các số từ 6 đến 10.
Ví dụ: 9×2, con sẽ gập ngón thứ hai bàn tay trái xuống. Số ngón tay bên trái của
ngón vừa gập xuống chính là chữ số hàng chục của kết quả phép nhân trên. Số ngón
tay bên phải của ngón vừa gập xuống là chữ số hàng đơn vị của kết quả phép nhân.
Do đó, 9×2=18 (1 ngón bên trái ngón gập và 8 ngón bên phải ngón gập).

Nhân 9 (phương pháp cộng thành 9)

Chỉ cho con cách lấy số nhân với 9 trừ đi 1. Kết quả chính là
chữ số hàng chục của phép nhân. Tiếp tục tìm số sao cho tổng số này với chữ số
hàng chục vừa tìm được bằng 9. Đây chính là chữ số hàng đơn vị của phép nhân. Ví
dụ: 9×4. Ta có 4-1=3. Mà 3+6=9. Vậy kết quả phe nhân này là 36.

Theo Very Well Family

> Video YouTube dạy phép nhân, phép chia cho bé

10 kênh YouTube giúp trẻ học Toán (từ cấp 1 tới cấp 3) hiệu quả

Phương pháp toán mô hình Singapore (The Singapore Model method of Learning mathematics)

> Tham khảo các kỹ năng học tập