5 phương pháp ghi chép đơn giản, dễ thực hành

Kỹ năng ghi chép không phải mọi đứa trẻ đều thuần thục một cách
dễ dàng. Đặc biệt là những bạn gặp khó khăn với kỹ năng sắp xếp, tổ chức. Sau đây
là một số phương pháp ghi chép mà bạn có thể hướng dẫn cho con:

Phương pháp ghi chép Tách trang (còn gọi là phương pháp Cornell)

Đề nghị con vẽ 2 đường thẳng vuông góc nhau sao cho trang giấy
tạo thành 3 phần: 1 cột hẹp, 1 cột rộng và 1 ô phía dưới cùng.

  • Cột rộng là nơi trẻ có thể viết ra: ý chính trong bài học đã được thầy cô giảng trên lớp hoặc những gì trẻ đang đọc
  • Cột hẹp là nơi trẻ có thể ghi ra các câu hỏi và từ vựng chính.
  • Ô dưới cùng của trang là phần ghi tóm tắt về bài học.
5 phương pháp ghi chép đơn giản, dễ thực hành (Ảnh: Understood)

Phương pháp ghi chép 2-6

Trẻ bắt đầu bằng việc viết tên lớp học và ngày tháng lên đầu
trang.

Kẻ đường thẳng (hoặc tận dụng đường thẳng lề trái của cuốn vở/sổ)
sao cho chia trang giấy thành 2 cột. Một cột rộng và 1 cột hẹp.

  • Cột rộng dùng để ghi chép bài giảng trên lớp.
  • Sau đó, trẻ cần ghi những ý quan trọng nhất vào cột hẹp.
5 phương pháp ghi chép đơn giản, dễ thực hành (Ảnh: Understood)

Phương pháp ghi chép Lập dàn ý

Phương pháp này đòi hỏi trẻ phân chia những gì mình đọc/nghe
thành:

  • Ý chính
  • Các ý bổ trợ
  • Các chi tiết

Việc này giúp trẻ xác định tầm quan trọng tương ứng của mỗi
thông tin/ý tưởng mà mình đã học.

Bắt đầu bằng việc ghi ra ý chính đầu tiên từ phía trái trang
giấy.

Bên dưới chủ đề chính, liệt kê các ý bổ trợ.

Nhớ để chừa một khoảng để bổ sung chi tiết cho mỗi ý bổ trợ đó.

5 phương pháp ghi chép đơn giản, dễ thực hành (Ảnh: Understood)

Phương pháp Ghi chép Điểm nhấn

Phương pháp này tương tự phương pháp Lập dàn ý nhưng không có
cấu trúc chặt chẽ bừng. Trẻ có thể chọn một biểu tượng để dùng trước một ý chính
(ví dụ: #); ý bổ trợ (ví dụ: +) và chi tiết (*).

Sau đó, trẻ ghi chép lại những gì đã đọc/nghe bằng cách sử dụng
biểu tượng tương ứng.

5 phương pháp ghi chép đơn giản, dễ thực hành (Ảnh: Understood)

Phương pháp ghi chép Lập sơ đồ

Đây là phương pháp thực sự phù hợp với những trẻ có phong cách
học tập theo kiểu Thị giác (Visual learners).

Trẻ viết ra một từ, cụm từ hoặc ý chính vào bất cứ vị trí nào
trên trang giấy.

Khi giáo viên giảng bài, con tiếp tục viết ra các ý chủ chốt.

Sau đó, trẻ vẽ các đường để kết nối mọi thứ lại với nhau.
Trang giấy khi đó trông như một sơ đồ bởi nhiều ý tưởng liên kết lại.

Khi ôn tập, con có thể nhìn thấy ý chính/bổ trợ/chi tiết biểu
hiện rõ ràng trong sơ đồ của mình.

5 phương pháp ghi chép đơn giản, dễ thực hành (Ảnh: Understood)

Theo Understood

> Tham khảo các loại nhật ký học tập giúp ích cho việc học của trẻ