5 kỹ năng lập trình quan trọng có thể dạy trẻ tại nhà

Thực tế là nhiều khoá học lập trình cho trẻ, người ta chỉ dạy cách viết mã hay di chuyển các khối gạch. Hiếm khi trẻ được dạy quá trình tư duy nền tảng phía sau những dòng mã đó. Bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực máy tính đều biết mọi thứ thay đổi rất nhanh và các hệ thống lập trình cũ sẽ được nhanh chóng thay thế. Bản thân lập trình không giúp trẻ trở thành lập trình viên giỏi. Chính các kỹ năng tư duy phía sau mới làm được điều đó.

Tin tốt là bạn không cần phải gửi con tới một lớp học lập trình để sở hữu những kỹ năng lập trình quan trọng. Bạn hoàn toàn có thể dạy trẻ tại nhà. Bạn thậm chí còn chẳng cần tới máy tính.

5 kỹ năng lập trình dạy trẻ tại nhà (Ảnh: Medium)
Ảnh: Medium

Khả năng tư duy từ một hệ tham chiếu khác

Một ví dụ rất đơn giản là trò chơi Hot Dog Coding. Khi kết nối
các mã để di chuyển bạn thỏ tới với món bánh mì kẹp xúc xích, trẻ có thể nhìn vào
bảng điều khiển từ các phía khác nhau của bảng. Do đó, lệnh “lên”, “phải”, “trái”
sẽ dẫn tới các bước đi khác nhau tuỳ thuộc vào phía bảng mà trẻ đặt lệnh.

Khi chơi trò chơi này với con, có một khía cạnh quan trọng bạn
cần chỉ cho trẻ thấy. Hãy hỏi con: “Phía nào là LÊN, phía nào là XUỐNG?”. Sau đó,
thử thách trẻ: “Chuyện gì xảy ra nếu mẹ nhìn vào bảng từ một góc khác? Mã của
con liệu còn hoạt động không?”.

Cuối cùng, đề nghị con tìm ra giải pháp. Nhờ đó, dù có nhìn
từ phía nào, vẫn có thể dùng mã của mình để đạt mục tiêu. Trẻ có thể dùng: “Nếu
bạn nhìn vào bảng từ…, hãy dùng mã này:..” hoặc trẻ có thể xác định hệ tham chiếu.
Nhờ đó, mọi người sẽ nhìn vào từ cùng một phía.

Khả năng dự đoán mọi kịch bản/tình huống khác nhau

Chúng ta có xu hướng tin rằng máy tính biết mọi thứ. Nhưng
thực tế, máy tính chỉ biết những gì chúng ta nói với chúng thông qua các mã. Nếu
bạn muốn nhiều người có thể sử dụng chương trình máy tính, bạn phải hiểu rằng,
mỗi người đều có cách nghĩ và sở thích khác nhau.

Trở lại ví dụ trò chơi lập trình Hot Dog.

Ban đầu, một số trẻ có thể quyết định rẽ trái trước, một số chọn rẽ phải. Khi trẻ vượt qua chuỗi bàn và ghế đầu tiên, lại xuất hiện 2 con đường có thể dẫn tới lọ tương cà, một từ phía trái của xô và một từ phía phải của xô.

Một cách để giúp trẻ thành thạo kỹ năng là luôn khích lệ trẻ
tìm ra nhiều hơn 1 giải pháp, bất kể đó là gì khi trẻ chơi trò Hot Dog, giải toán
hay lên kế hoạch bữa tối.

Khả năng chia một nhiệm vụ lớn thành các bước nhỏ hơn, dễ thực
hiện và quản lý hơn

Khi trẻ bắt đầu bằng các nhiệm vụ đơn giản, đây không thực là
một kỹ năng quá quan trọng. Nhưng khi trẻ tiến bộ dần, nhiệm vụ trở nên khó hơn,
thì kỹ năng này ngày càng quan trọng. Chia nhỏ nhiệm vụ lớn không chỉ cần thiết
với lập trình mà còn với hầu hết mọi công việc khác. Một lập trình viên giỏi là
người có thể dễ dàng chia nhỏ nhiệm vụ lớn thành các bước và tập trung giải quyết
từng bước một.

Để giúp trẻ phát triển kỹ năng này, tốt nhất là bắt đầu từ sớm,
khi nhiệm vụ vẫn còn đơn giản. Ngay cả khi nhiệm vụ không đòi hỏi phải chia tách
thành các phần nhỏ hơn, vẫn sẽ hữu ích cho trẻ khi biết rằng mọi nhiệm vụ đều có
thể được hoàn thành qua từng bước.

Ví dụ, trò chơi lập trình Hot Dog.

Để di chuyển bạn thỏ tới chiếc bánh kẹp, một số trẻ có thể làm chỉ trong 1 bước. Tuy nhiên, nên hướng dẫn trẻ đầu tiên muốn băng qua lượt bàn ghế thứ nhất. Sau đó, tới lượt bàn ghế thứ hai và chiếc xô. Tiếp theo, cần lấy được lọ tương cà. Và cuối cùng, thỏ có thể tới với chiếc bánh. Khi được trải nghiệm nhiều hơn quá trình tư duy này, trẻ không còn bị bỡ ngỡ trước những nhiệm vụ lớn nữa. Trẻ sẽ quen với việc tư duy theo từng bước, thay vì cố gắng hoàn thành toàn bộ nhiệm vụ chỉ trong một lượt đi.

Khả năng phát hiện lỗi khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch,
đặc biệt là khả năng xác định lỗi nằm ở đâu trước khi ngẫu nhiên đưa ra các
thay đổi

Rất nhiều lần khi được thông báo rằng câu trả lời của mình
không đúng, trẻ lập tức xoá câu trả lời, thậm chí không thèm nhìn vào những gì
mình vừa làm. Trẻ cần biết bất cứ khi nào hoàn thành một dự án, luôn có những
phần ổn trong đó, ngay cả khi nó không hoạt động như mong đợi. Phần lớn thời
gian, chỉ một phần nhỏ trong toàn bộ công trình gặp vấn đề. Và nếu có thể xác định
lỗi nằm ở đâu, cách sửa lỗi, kết quả chung vẫn sẽ được đảm bảo.

Kỹ năng này tiếp nối với kỹ năng được giới thiệu trước đó:
chia nhỏ nhiệm vụ lớn. Một khi trẻ có thể thấy nhiệm vụ lớn được tạo thành từ
nhiều bước nhỏ hơn, trẻ có thể dễ dàng hiểu quá trình phát hiện lỗi: kiểm tra từng
bước nhỏ.

Khả năng nghĩ ngược lại, bắt đầu từ kết quả

Kỹ năng này tiếp tục liên quan tới kỹ năng số 3: chia nhỏ nhiệm
vụ lớn. Khi đối mặt với một nhiệm vụ lớn, có 2 cách để chia thành các bước nhỏ:
bắt đầu từ những gì bạn có. Hoặc bắt đầu từ những gì bạn cần đạt được. Rất thường
xuyên, các thứ hai bị quên lãng. Nhưng bắt đầu từ kết quả cuối cùng thường là cách
hiệu quả hơn nhiều khi lên kế hoạch cho các bước hành động.

Trở lại với ví dụ về trò chơi lập trình Hot Dog. Bạn có nghĩ tới chuyện di chuyển chiếc bánh tới chỗ thỏ thay vì ngược lại?

Theo iGameMom

> 5 website miễn phí cho trẻ học lập trình

> Ứng dụng lập trình trên iPhone, iPad dành cho trẻ

> Tham khảo các bài viết chủ đề Lập trình cho trẻ